Ngộ độc thực phẩm không chỉ liên quan đến độ tươi ngon, chất lượng của nguyên liệu mà còn liên quan đến thói quen chế biến, xử lý nguyên liệu, cách bảo quản thực phẩm trong cuộc sống thường ngày.
1. Cơm để qua đêm
Nhiều người thích dùng cơm trắng để qua đêm trong tủ lạnh làm cơm chiên bởi vừa có thể tiết kiệm, tiện lợi vừa giúp cơm dễ chiên lại có hương vị thơm ngon hơn. Tuy nhiên, việc làm này trong mắt các chuyên gia lại vô cùng nguy hại.
Trước hết, nếu để cơm ở nhiệt độ phòng quá lâu dễ khiến Vi khuẩn Bacillus cereus sinh sôi. Khi cơm tiếp xúc với không khí và để nguội ở nhiệt độ phòng đều tăng nguy cơ ngộ độc do Bacillus cereus với những triệu chứng ban đầu như buồn nôn, nôn. Tỷ lệ tử vong có thể lên tới 50%.
Những thực phẩm nhiễm loại vi khuẩn này hầu hết không có nhiều biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, khi cơm có hiện tượng hơi nhớt dính và có mùi khó chịu thì nên cảnh giác.
Ngoài ra, các món từ gạo nếu bảo quản không tốt có thể tăng nguy cơ nhiễm toan lên men gạo. Khi các thực phẩm chứa nhiều tinh bột như gạo trắng, gạo nếp, kê… hư hỏng có thể bị nhiễm axit men gạo. Độc tố này sẽ không biến mất ngay cả khi đun nóng ở nhiệt độ 120 độ C trong thời gian dài. Nếu vô tình ăn phải sẽ gây tổn thương gan, não và thận với tỷ lệ tử vong lên tới hơn 40%.
Tóm lại, dù là cơm trắng hay cơm chiên, không nên để ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài. Tốt nhất sau khi nấu trong vòng 1 - 2 giờ nên bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ dưới 4 độ C. Tốt nhất nên ăn trong vòng 2 ngày và nên hâm nóng lại kỹ trước khi ăn để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
2. Trứng chưa chín
Salmonella là loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến ở gia cầm nên việc thích ăn trứng lòng đào hay trứng sống có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Loại vi khuẩn này có thể gây ra các tình trạng như sốt, đau bụng và tiêu chảy. Những người có chức năng miễn dịch kém cũng có thể xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng huyết với tỷ lệ tử vong dưới 1%.
Vì vậy, nên bảo quản trứng ở nhiệt độ thấp để giảm sự phát triển của vi khuẩn. Cùng với đó cũng nên sử dụng trứng ngay sau khi nấu chín kỹ, lâu nhất là 2 giờ sau khi chế biến. Những điều này có thể giúp làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella.
3. Các loại nấm khô ngâm lâu
Nhan Trung Hải, giám đốc Trung tâm Chống độc của Bệnh viện kỷ niệm Chang Gung Lâm Khẩu cho biết, trước khi nấu các thực phẩm khô như mộc nhĩ, nấm hương… cần ngâm trong nước vừa để thực phẩm có hương vị giòn thơm. Tuy nhiên cần lưu ý, dù vi sinh vật không dễ phát triển trên thực phẩm khô nhưng chỉ cần nhiệt độ cao và ngâm nước lâu, loại vi khuẩn có tên Pseudomonas cocotoxin sẽ dễ dàng phát triển. Khi nhiễm khuẩn có thể dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn và nôn, nhức đầu, đau bụng, bất thường nghiêm trọng về chức năng gan, hôn mê, thậm chí có thể gây ra tử vong.
Chính vì vậy, không nên ngâm các loại nấm khô quá 4 giờ và cho vào tủ lạnh để giảm sự phát triển của vi khuẩn. Đồng thời sau khi ngâm nên ăn ngay. Nếu không sử dụng hết trong vòng 24 giờ tốt nhất nên bảo quản trong ngăn đá. Nếu trong quá trình ngâm thấy nước đổi màu đục hoặc các nguyên liệu biến chất, có mùi hôi thì không nên ăn.
4. Đồ ăn mang về để lâu trong nhiệt độ phòng
Nhiệt độ từ 70 đến 60 độ C được gọi là “vùng nhiệt độ nguy hiểm” vì nhiều loại vi khuẩn có thể phát triển và sinh sản nhanh chóng ở nhiệt độ này. Nhìn chung, thực phẩm phải được đun nóng đến nhiệt độ trên 70°C thì vi khuẩn mới dễ bị tiêu diệt. Vì vậy, nếu mua đồ ăn mang về nhà, không nên để ở nhiệt độ phòng quá 2 tiếng. Đặc biệt vào mùa hè không nên để quá 1 tiếng.
Nếu không ăn hết, tốt nhất nên bảo quản trong tủ lạnh, đặc biệt với những thực phẩm như thịt cá tươi, trứng sữa, rau quả… dễ hư hỏng nên bảo quản ở nhiệt độ dưới 5 độ C để có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn một cách hiệu quả.
Đồng thời khi mua đồ ăn ngoài nên tránh đồ sống, đồ ăn không rõ nguồn gốc, tránh ăn uống quán ven đường và lựa chọn những nhà hàng đảm bảo vệ sinh.
Nguồn: edh.tw