Chỉ có những người có bệnh về dạ dày mới cảm nhận hết được nỗi khổ mà những cơn đau dạ dày gây ra. Nhưng những lời cảnh báo về những thói quen xấu gây hại cho dạ dày lại rất dễ dàng bị mọi người xem nhẹ, thậm chí rất thờ ơ trong việc bảo vệ và chăm sóc dạ dày.
Dạ dày được xem là cơ quan "trụ cột" của sức khỏe, dạ dày khỏe, sức khỏe tổng thể sẽ rất ổn định. Dạ dày yếu, toàn thân sẽ suy nhược và thiếu năng lượng sống.
Nghiên cứu Đông y cho thấy, 4 loại thực phẩm sau đây được xem là "bùa hộ mệnh" của người có bệnh dạ dày, hãy tranh thủ ăn thêm những món ăn này trước khi bạn phải dùng đến thuốc.
Người muốn bảo vệ sức khỏe dạ dày, nên ăn nhiều hơn 4 loại thực phẩm sau đây trong bữa ăn hàng ngày.
1, Đậu bắp
Đậu bắp là loại quả phổ biến trong mùa hè, được các chuyên gia Đông y đánh giá là thực phẩm "bậc thầy’’ trong việc bảo vệ và chăm sóc dạ dày.
Đậu bắp chứa rất nhiều chất carotene, vitamin B, vitamin C, E, cellulose, pectin và các chất khác, không chỉ là những chất dinh dưỡng có tác dụng bổ dưỡng cho cơ thể, mà còn đặc biệt tốt cho dạ dày.
Điều đặc biệt nhất trong đậu bắp chính là chất nhầy mà chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận được khi ăn, đây chính là chất protein kết dính, cộng thêm các chất như polysaccharides, pectin và các chất khác sẽ là "công nhân" sửa chữa những hỏng hóc trong dạ dày một cách tuyệt vời.
Loại Protein kết dính đặc biệt này được cho là có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và ngăn ngừa các nguy cơ gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
2, Khoai từ, khoai mỡ
Khoai mỡ hay khoai từ là thực phẩm rất giàu protein kết dính, saponin, axit amin, oxidase và các chất khác, được cho là có lợi trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cũng như có hiệu quả trong việc nuôi dưỡng và tu sửa những hỏng hóc trong dạ dày.
Giống như đậu bắp, khoai từ chứa protein chất nhầy - loại chất có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày, có tác dụng điều trị chứng viêm dạ dày ở bề mặt ngoài.
Ngoài ra, khoai mỡ còn chứa một lượng lớn chất amylaza, có thể cải thiện chức năng tiêu hóa của dạ dày, ngăn ngừa sự lưu giữ lại thức ăn trong dạ dày, từ đó làm giảm gánh nặng cho dạ dày.
3, Bắp cải
Nghiên cứu Đông y khẳng định, bắp cải là thực phẩm có tác dụng chữa bệnh dạ dày một cách tự nhiên. Theo Đông y, bắp cải tính bình, không lạnh, vị ngọt, có thể đi trực tiếp vào kinh dạ dày, từ đó mang lại tác dụng chăm sóc dạ dày, giảm đau vô cùng hiệu quả.
Nghiên cứu y học hiện đại phát hiện ra rằng, bắp cải có chứa rất nhiều vitamin B và vitamin U, không chỉ có thể làm giảm các chứng loét dạ dày mà còn có thể bảo vệ và sửa chữa những tế bào hư hỏng ở vùng niêm mạc dạ dày.
Bên cạnh đó, bắp cải giúp loại bỏ bớt các độc tố trong dạ dày, duy trì hoạt động của các tế bào dạ dày, và làm giảm nguy cơ tổn thương trong hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, bắp cải cũng có thể mang lại tác dụng làm giảm bớt cơn đau do viêm loét dạ dày. Đây là món ăn chứa chất xơ thực vật có thể thúc đẩy nhu động ruột và tăng cường tiêu hóa.
4, Hạt kê
Khi nói đến việc nuôi dưỡng và chăm sóc dạ dày, bạn không thể không biết đến sự có mặt của hạt kê trong thực đơn thường xuyên của các chuyên gia sức khỏe.
Sự nổi tiếng của hạt kê trong việc chăm sóc dạ dày đã có từ lâu đời, nếu có bất kỳ thành viên nào trong gia đình bạn có dấu hiệu khó chịu ở dạ dày, điều đầu tiên bạn cần nhớ là hãy bổ sung ngay món kê vào thực đơn của mình.
Trong thực tế, các nghiên cứu về tác dụng của hạt kê đã được Đông y nghiên cứu xác nhận từ nhiều thế kỷ trước, Trong cuốn sách Đông y nổi tiếng Trung Quốc "Thực giám bản thảo" đã viết rất rõ về tác dụng bảo vệ dạ dày của hạt kê, miêu tả về tác dụng chi tiết và được các chuyên gia Đông y xưa công nhận.
Hạt kê là thực phẩm có tính ấm, chứa hàm lượng vitamin B1 ở vị trí đầu tiên trong nhóm ngũ cốc, không chỉ có thể dễ dàng tiêu hóa, hấp thụ, mà còn cải thiện chức năng tổng thể của dạ dày.
*Theo Health/TT