Ung thư tuyến tụy - vua của các loại ung thư

Bệnh ung thư tuyến tụy là một loại ung thư có tỉ lệ tử vong rất cao vì vậy nó được đặt biệt danh là "vua của các bệnh ung thư". Thời gian từ khi phát hiện bệnh đến tử vong của nhiều bệnh nhân là rất ngắn, thường chỉ rơi vào khoảng 1 năm.

Ung thư tuyến tụy chủ yếu xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi, độ tuổi thường là sau 40 tuổi. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nguy cơ ung thư tuyến tụy ở những người hút thuốc cao hơn khoảng 1,5 lần so với người không hút thuốc.

20271.jpg

Nếu tiền sử bệnh tiểu đường trên 10 năm, tỷ lệ mắc ung thư tuyến tụy sẽ tăng lên. Với người bị viêm tụy mãn tính thì khả năng mắc loại ung thư này sẽ rất cao. Ngoài ra, thói quen ăn uống không tốt như ăn nhiều đạm, nhiều calo, ăn quá no… cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy.

Nếu bạn có bất kỳ yếu tố rủi ro nào ở trên, bạn phải tiến hành sàng lọc thường xuyên. Hãy nhớ rằng các dấu hiệu của ung thư tuyến tụy giai đoạn đầu thường không gây đau. Do đó hãy chú ý để đi bệnh viện thăm khám nếu có các triệu chứng bất thường.

4 triệu chứng không đau chứng tỏ bệnh ung thư tuyến tụy đã âm thầm phát triển

1. Tiêu chảy và đau bụng thường xuyên

Tiêu chảy và đau bụng là những triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư tuyến tụy. Bởi khi tuyến tụy mắc bệnh, dạ dày sẽ không thể phân hủy tinh bột và chất béo. Đồng thời một lượng lớn nước trong tế bào sẽ đi vào đường ruột khiến cơ thể bị tiêu chảy nghiêm trọng và thường xuyên. Đau do ung thư tuyến tụy chủ yếu xảy ra gần lưng và bụng trên, thường là đau âm ỉ hoặc đau quặn kéo dài.

2. Khó tiêu

Tuyến tụy đóng vai trò tiết ra các “men xúc tác” cho ruột và dạ dày giúp thúc đẩy quá trình phân hủy và hấp thụ thức ăn. Nếu bị khó tiêu, đến bệnh viện nội soi dạ dày, nhưng không có gì bất thường thì nên đặc biệt chú ý đến tuyến tụy.

3. Giảm cân quá nhanh

Sụt cân nhanh chóng là triệu chứng thường gặp ở ung thư tuyến tụy giai đoạn đầu. Tuyến tụy tiết dịch không đủ sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Nếu mọi người giảm cân không có lý do, giảm 20 hoặc 30 cân nặng trong thời gian ngắn, họ nên cảnh giác với bệnh ung thư tuyến tụy.

4. Đường huyết tăng cao không rõ nguyên nhân

Tuyến tụy là một phần của hệ thống tiêu hóa, nó hỗ trợ duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định. Do đó, một khi tuyến tụy bị ung thư thì cơ thể sẽ không thể xử lý được lượng đường có trong thực phẩm, khiến lượng đường trong máu mất cân bằng, cuối cùng làm cho một người trưởng thành đang khỏe mạnh đột ngột mắc tiểu đường loại 2 không rõ lý do.

Muốn phòng ngừa ung thư tuyến tụy, hãy làm tốt 3 điều này

Triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư tuyến tụy không rõ ràng, khi phát hiện ra hầu hết đều đã đến giai đoạn giữa và cuối. Cách tốt nhất để đối phó với ung thư tuyến tụy là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bạn hãy làm tốt 3 việc nhỏ này để tránh xa "vua ung thư".

1. Ăn kiêng “ba không”

Tuyến tụy là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tiêu hóa của con người, chế độ ăn uống không lành mạnh sẽ làm tăng gánh nặng cho tuyến tụy. 

Nếu bạn muốn giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy, cách tốt nhất là thực hiện "ba không" trong chế độ ăn uống của bạn. Không ăn quá nhiều protein; không ăn quá nhiều đường; không ăn quá nhiều chất béo. Việc hấp thụ quá nhiều 3 chất này trong thời gian dài sẽ làm tế bào tuyến tụy bị quá tải và gây ra tế bào ung thư.

2. Uống ít rượu và ít hút thuốc

Chất nicotine có trong thuốc lá sau khi hít vào không chỉ ảnh hưởng đến chức năng của phổi mà còn xâm nhập vào túi mật hoặc tuyến tụy, ảnh hưởng đến chức năng của tuyến tụy. 

Ngoài ra, uống quá nhiều rượu không chỉ làm tăng gánh nặng cho gan mà còn gây viêm tụy cấp và viêm tụy nặng. Các dữ liệu liên quan cho thấy những người uống rượu thường xuyên có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn 40% so với người bình thường.

3. Đi ngủ sớm

1585458911316672512.jpg

Bạn nên đi ngủ sớm, bởi thường xuyên thức khuya sẽ gây rối loạn nội tiết. Trong khi đó, tuyến tụy là một bộ phận của các tuyến nội tiết. Thức khuya sẽ làm rối loạn quá trình trao đổi chất của cơ thể, trường hợp nghiêm trọng sẽ khiến quá trình phân chia tế bào không bình thường. Tốt nhất nên hình thành thói quen làm việc và nghỉ ngơi cân bằng, nên đi ngủ trước 10h30 mỗi tối và dậy trước 6h30.