5 bài toán chỉ người có IQ cao mới giải được, bạn có thể giải thành công mấy bài?
Muốn giải được các bài toán sau, bạn không chỉ cần đến các kỹ năng toán học mà còn cả tư duy logic, óc quan sát tỉ mỉ để tìm ra chìa khóa của đề bài.
Bài toán 1: Tìm đáp án của dãy tính sau:
Đáp án: Với bài toán này, chúng ta có thể áp dụng 2 cách giải, cụ thể như sau:
Cách giải thứ nhất: Hãy cộng đáp án của phép tính trước vào phép tính sau như hình minh họa dưới đây. Với phép tính đầu tiên, bạn sẽ cộng thêm số 0, vì trước nó không có phép tính nào cả.
Áp dụng quy tắc này cho phép tính cuối cùng, bạn sẽ tìm ra được đáp án bài toán là 40.
Cách giải thứ hai: Mỗi số đầu tiên và số thứ hai của các phép tính đều tạo thành một chuỗi số theo thứ tự lần lượt là: "1, 2, 3" và "4, 5, 6". Phép tính cuối cùng tuy phá vỡ quy tắc này, nhưng trên thực tế nó lại hoàn toàn phù hợp, nếu như thêm bốn phép tính nữa vào giữa phép tính thứ ba và phép tính cuối. (Xem minh họa). Tuy cách giải này cho ra một đáp án khác, nhưng vẫn được xem là hợp lệ.
Bài toán 2: Tìm đáp án của phép tính sau:
Đáp án:
Đầu tiên, ta có các phép tính cho trước như sau:
5 + 3 + 2 = 151022
9 + 2 + 4 = 183652
8 + 6 + 3 = 482466
5 + 4 + 5 = 202541
Gọi các chữ số của vế bên trái lần lượt là A, B, C, ta sẽ thấy kết quả của A + B + C đều theo quy tắc như sau: (AxB) (AxC) [(AxB)+(AxC) - B].
Cụ thể: 5 + 3 + 2 = 5 x 3 = 15; 5 x 2 = 10; 15 + 10 - 3 = 22 => 151022
9 + 2 + 4 = 9 x 2 = 18; 9 x 4 = 36; 18 + 36 – 2 = 52 => 183652
8 + 6 + 3 = 8 x 6 = 48; 8 x 3 = 24; 48 + 24 – 6 = 66 => 482466
5 + 4 + 5 = 5 x 4= 20; 5 x 5 = 25; 20 + 25 – 4 = 41 => 202541
Áp dụng với 7 + 2 + 5, ta có: 7 x 2 =14; 7 x 5 = 35; 14 + 35 – 2 = 47 => Đáp án: 143547
Bài toán 3: Tìm đáp án của dãy tính sau:
Đáp án:
Ta có 3 x 6 = 18
4 x 8 = 32
5 x 10 = 50
6 x 12 = 72
7 x 14 = 98
Để ý, chúng ta sẽ thấy các số 6, 8, 10, 12, 14 hơn nhau lần lượt 2 đơn vị. Ở chuỗi phép tính này đã có 2 phép tính bị thiếu, đó là "8 x 16 = 128" và "9 x 18= 162". Dựa theo quy tắc này, ta sẽ có "10 x 20 = 200"
=> Đáp án: 10 = 200
Bài toán 4:
Đáp án:
Ở phương trình đầu tiên "6+9=61", nếu ta lấy 6x9 sẽ được kết quả 54, nhưng kết quả trong đề bài lại là 61. Vì vậy để được đáp án như đề bài, ta có: "6x9+7 = 61".
Với phương trình thứ hai "5+8 = 46", chúng ta thử logic tương tự bên trên: 5x8+7 = 47=> Kết quả không chính xác. Nhưng nếu chúng ta cộng với 6 thì sẽ ra kết quả đúng như sau: 5x8+6 = 46.
Gộp cả hai phương trình lại, chúng ta sẽ có được quy tắc như sau: Nhân các số đã cho với nhau, sau đó cộng thêm số tiếp theo của số đã cho đầu tiên. Cụ thể như sau: A x B + (A+1) = Kết quả, trong đó A là số thứ nhất, B là số thứ hai.
6 + 9= 61 => 6 x 9 + 7 = 61
5 + 8 = 46 => 5 x 8 + 6 = 46
4 + 7 = 33 => 4 x 7 + 5 = 33
3 + 6 = 22 => 3 x 6 + 4 = 22
1 + 4 = ? => 1 x 4 + 2 = 6 => Đáp án là 6
Bài toán 5:
Đáp án:
Các số ở hàng dưới luôn lớn hơn các số ở hàng trên. Nên khi lấy các số ở hàng dưới trừ đi các số ở hàng trên theo chiều từ trái sang phải ta sẽ được các kết quả lần lượt là 2, 5, 8 và x.
Nhận thấy 2 5 và 8 đều cách nhau 3 đơn vị nên x sẽ là 11.
Tiếp tục lấy 19 + 11 = 30. => Vậy số cần tìm là 30.