Khi một đứa trẻ 2-3 tuổi thể hiện sự giận dữ, rất khó để các bậc cha mẹ có thể xử lý chúng. Cơn giận dữ của trẻ có thể bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau, nó có thể bắt nguồn từ vài câu trêu đùa của bạn với trẻ. Tuy nhiên trẻ không thể ý thức được điều đó là đùa mà trở nên giận dữ và phản ứng mạnh mẽ hơn. Vào thời điểm đó, việc bạn nên làm là giữ bình tĩnh và giải quyết mọi việc một cách nhẹ nhàng.

5 chiến lược giúp cha mẹ xử lý được cơn giận dữ của trẻ dễ như trở bàn tay mà không phải la hét tốn sức - Ảnh 1.

Cơn giận dữ của trẻ nhỏ có thể bắt nguồn từ những điều nhỏ nhặt nhưng rất khó khăn để xử lý (Ảnh minh họa)

Làm thế nào để các bậc cha mẹ có thể giữ bình tĩnh và tìm cách giải quyết khi trẻ giận dữ. Dưới đây là 5 cách mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng để giữ bình tĩnh cho bản thân và không la mắng trẻ.

1. Chuyển sự chú ý đến ngón chân

Khi trẻ nổi cơn giận dữ, có thể bạn sẽ thấy rất căng thẳng, khó có thể giữ được bình tĩnh và có thể có phải ứng giận dữ lại với trẻ. Tuy nhiên, hãy thử nhắm mắt lại và hít thở thật sâu. Một phương pháp mà bạn có thể áp dụng để tìm kiếm sự bĩnh tĩnh cho bản thân là tập trung vào cảm giác của đôi chân, việc ngọ nguậy các ngón chân hoặc ấn chặt chân xuống đất có thể giúp bạn tập trung và bình tĩnh hơn, sau đó bạn hãy chuyển sự chú ý lại về phía con mình và nghĩ cách xử lý tình huống đó.

2. Đi ra chỗ khác nếu cần

5 chiến lược giúp cha mẹ xử lý được cơn giận dữ của trẻ dễ như trở bàn tay mà không phải la hét tốn sức - Ảnh 2.

Khi trẻ khóc lóc và giận dữ, bạn có thể rời đi và quay trở lại khi trẻ đã ngừng khóc (Ảnh minh họa)

Theo trang web về sức khỏe trẻ em - HealthyChildren.org, trong khi trẻ đang giận dữ, việc di chuyển đến một căn phòng khác hoặc đi dạo loanh quanh có thể giúp cho bạn bình tĩnh hơn. Nếu như có thể, bạn hãy thử rời khỏi phòng cho đến khi trẻ ngừng khóc. Còn nếu như bạn không yên tâm khi để trẻ một mình, hãy ở lại gần trẻ nhưng đừng gây chú ý cho đến khi trẻ bình tĩnh hoàn toàn. Nếu như trẻ cảm nhận được cơn giận dữ của mình không ảnh hưởng đến bạn, trẻ có thể sẽ nhanh chóng chấm dứt việc đó.

3. Hãy thử ôm trẻ

5 chiến lược giúp cha mẹ xử lý được cơn giận dữ của trẻ dễ như trở bàn tay mà không phải la hét tốn sức - Ảnh 3.

Việc ôm ấp khi trẻ đang giận dữ là rất kỳ lạ và khó khăn, tuy nhiên điều này lại có thể giúp bé bình tĩnh trở lại (Ảnh minh họa)

Có thể việc ôm ấp khi trẻ đang giận dữ là rất kỳ lạ và khó khăn, tuy nhiên điều này lại có thể giúp bé bình tĩnh trở lại. Theo các chuyên gia, việc sử dụng một cái ôm hay lời giải thích nhẹ nhàng có thể trấn an, giúp trẻ bình tĩnh và lắng nghe bạn tốt hơn. Hành động ôm nhau cũng giúp kích hoạt một loại hoocmon trong cơ thể có tên là oxytocin - hoocmon giúp điều chỉnh cảm xúc, nó sẽ giúp cho bạn và trẻ giảm bớt căng thẳng. Tuy nhiên trước khi quyết định an ủi trẻ bằng một cái ôm, hãy thử xem xét tình trạng của trẻ, nếu như trẻ còn quá giận dữ, việc bạn ôm có thể khiến trẻ kích động hơn và phản tác dụng. Và bạn cần phải thật bình tĩnh khi ôm trẻ nếu không bạn sẽ chỉ khiến trẻ cảm thấy căng thẳng hơn.

4. Hãy chuẩn bị trước

Nếu như con bạn thường xuyên giận dữ, hãy để ý xem cơn cáu kỉnh của trẻ thường xuất hiện vào thời điểm nào trong ngày, và lý do của các cơn cáu kỉnh đó là gì. Nếu như nắm rõ được 2 điều trên, bạn sẽ có thể giải quyết vấn đề đơn giản hơn. Nếu như trẻ có xu hướng cáu kỉnh và giận dữ khi đói, hãy chuẩn bị sẵn cho trẻ một vài món ăn vặt tốt cho sức khỏe trước khi ra khỏi nhà. Nếu như trẻ dễ căng thẳng hay giận dữ bởi những thay đổi bất ngờ trong kế hoạch, hãy thông báo trước để trẻ chuẩn bị tinh thần.

5. Học cách chấp nhận

5 chiến lược giúp cha mẹ xử lý được cơn giận dữ của trẻ dễ như trở bàn tay mà không phải la hét tốn sức - Ảnh 4.

Đôi khi bạn phải chấp nhận vì giận dữ cũng là một biểu hiện bình thường trong sự phát triển của trẻ (Ảnh minh họa)

Cho dù bạn có muốn hay không, thì việc giận dữ cũng là một biểu hiện bình thường trong sự phát triển của trẻ, nó cho phép trẻ học được cách điều tiết và thể hiện cảm xúc, sau đó nhường chỗ cho não bộ hình thành các kết nối tế bào càn thiết giúp xử lý căng thẳng trong cuộc sống. Hãy chấp nhận rằng, giận dữ là điều hoàn toàn tự nhiên và đó cũng là một thứ để giúp trẻ học cách quản lý, kiểm soát bản thân.

Nguồn: Smartparent