1. Bánh tai
Bánh tai hay bánh hòn tai là một loại bánh đặc sản của vùng Phú Thọ, Việt Nam. Bánh mang tên này là do có hình thù giống cái tai, được làm từ gạo tẻ, nhân thịt lợn. Sau khi nặn bánh cùng với nhân, xếp bánh vào khay bằng nhôm hoặc chõ xôi hấp cách thủy khoảng 30 phút bánh sẽ chín rồi xếp ra đĩa. Bánh tai thường được chấm với tương ớt hoặc nước chấm chua ngọt cũng rất ngon.
2. Thịt chua
Đây là là một đặc sản của người Mường, Thanh Sơn – Phú Thọ. Món này được làm từ thịt ba chỉ, thịt mông sấn, thịt nạc vai, nạc thăn đã được sơ chế sạch từ loại lợn lửng (hay còn gọi là lợn Mán, lợn cắp nách. Thịt chua thường được ăn kèm với bánh tráng và các loại lá chát như : sung, ổi, đinh lăng, mơ tam thể, nhội, lộc vừng, rau mùi, rau húng... chấm kèm với tương ớt thêm chút hạt tiêu. Thịt chua ăn mát, rất dễ ăn và dễ kết hợp món.
3. Bưởi Đoan Hùng
Đây là một giống bưởi đặc sản Phú Thọ, nổi tiếng ở khắp miền Bắc. Bưởi Đoan Hùng là loại cây trồng lâu năm, có quả hình cầu dẹt, quả chưa đầy 1 kg, chín màu vàng sáng, vỏ hơi héo, cùi mỏng, múi ráo, tôm mọng nước, màu trắng ngà, đặc trưng bởi hương vị thơm, ngon, ngọt, mát. Giống bưởi đặc sản của Phú Thọ còn quý ở chỗ, có thể bảo quản được vài tháng đến nửa năm, khi bổ ra, ăn vẫn ngọt, ngon như thường!
4. Quả cọ
5. Rau sắn muối chua
Món ăn này được lấy từ những ngọn của cây sắn xanh mướt trồng trên những núi đồi bạt ngàn. Mỗi mùa sắn đến, người ta thường chọn lá nếp của cây sắn trắng, không già quá mà cũng không non quá đem về rửa sạch, vò kỹ, và muối. Rau sắn muối chua có thể chế biến được thành nhiều món như kho cùng tép hay nấu canh. Vị chua bùi, dai của rau tạo nên một hương vị rất riêng mà ăn rồi sẽ nhớ mãi.