Khát nước là kết quả chứ không phải biểu hiện khởi đầu của việc cơ thể thiếu nước. Đây cũng được coi là tín hiệu của não bộ đòi hỏi phải bổ sung nước lập tức.
Vì vậy phụ nữ mang thai nên đảm bảo sau một khoảng thời gian nhất định phải bổ sung nước cho cơ thể, một ngày ít nhất nên uống nước 6 – 8 lần. Chú ý tránh không để đợi đến khi khát nước mới uống.
Giai đoạn đầu thai kỳ, mỗi ngày mẹ bầu nên uống 1000 – 1500 ml nước là phù hợp. Giai đoạn cuối thai kỳ nên kiểm soát lượng nước trong khoảng 1000 ml.
Không nên uống nước đun quá kỹ hoặc đun sôi nhiều lần
Trong thời gian mang thai, mặc dù là nước đun sôi nhưng mẹ bầu không nên uống hai loại nước trên, bởi nó có thể gây ngộ độc máu. Trong nước đun sôi nhiều lần có nitrite bạc và nồng độ asen tương đối cao. Còn nước đun quá kỹ khi được hấp thu vào cơ thể sẽ gây biến đổi hemoglobin thành methemglobin, khiến oxy không được lưu thông trong máu, dẫn đến ngộ độc máu.
Ảnh minh họa.
Không uống nước chưa đun sôi, đặc biệt là nước máy
Trong nước máy chưa đun sôi, chất clo và các chất hữu cơ còn lại trong nước sau khi lọc ở nhà máy sẽ tương tác với nhau tạo ra trihydroxy là chất gây ung thư.
Nước máy đun sôi đựng trong bình đựng nước nóng sau 24 giờ đồng hồ cũng có tác hại không kém nước chưa đun sôi. Bởi với nhiệt độ giảm dần, chất clo có trong nước sẽ tiếp tục được chia nhỏ để trở thành nitrit cực kỳ bất lợi cho sức khỏe của mẹ bầu.
Không nên uống trà ủ nóng
Trong trà có nhiều axit tannic và nhiều loại vitamin tổng hợp, nếu ngâm trà trong bình cách nhiệt hoặc bình ủ nóng sẽ làm giảm các chất dinh dưỡng này. Đặc biệt đối với loại trà đắng, sau khi uống có thể gây ra rối loạn hệ thống tiêu hóa và thần kinh.
Không được uống nước bị ô nhiễm
Điều này không cần phải bàn cãi bởi trong nước bị ô nhiễm có chứa chất thải công nghiệp, khí thải và các chất gây ô nhiễm khác. Ngay cả khi được đun sôi, các chất hóa học gây hại cho cơ thể này vẫn còn tồn tại.
Ngày Tết, mẹ bầu chớ bỏ qua những loại quả dưới đây nhé!