Mặc dù chúng ta đang sống trong một thế giới hiện đại với sự phong phú về các loại thực phẩm nhưng vẫn có thể bị suy dinh dưỡng do không tiêu thụ đúng những thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Điều này có thể gây hại không nhỏ cho sức khỏe. Để khắc phục nguy cơ này, điều quan trọng là chúng ta phải xác định đúng các nguồn thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe.
Vitamin giúp điều hòa các phản ứng hóa học trong cơ thể. Có 13 loại vitamin thiết yếu và quan trọng, bao gồm vitamin A, B tổng hợp, C, D, E và K. Bởi vì hầu hết các vitamin không thể được tự tổng hợp trong cơ thể nên chúng ta phải bổ sung chúng thông qua chế độ ăn uống. Vitamin không phải là một nguồn năng lượng (calories), chúng là các chất cần thiết để các cơ quan trong cơ thể thực hiện tốt chức năng của mình.
Thiếu hụt vitamin và khoáng chất là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải nhưng không phải ai cũng nhận ra khi mình bị thiếu vitamin. Có 5 trường hợp thiếu hụt vitamin và khoáng chất phổ biến mà bạn nên biết để còn có thể phòng tránh tốt nhất.
Ảnh minh họa
1. Thiếu Vitamin B12
Vitamin B12 giúp xây dựng các tế bào máu đỏ trong cơ thể và hệ thần kinh chức năng của chúng ta. Sự thiếu hụt này có thể dẫn đến một cảm giác mệt mỏi, ngứa ran ở bàn chân hoặc các đầu ngón tay và thậm chí trầm cảm.
Bạn có thể kiểm tra việc thiếu vitamin này bằng cách làm xét nghiệm máu.
Thực phẩm có chứa vitamin B12 bao gồm thịt, gia cầm, cá và trứng. Người ăn chay cần phải chú ý bổ sung vitamin này sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ.
Lưu ý: Nếu bạn đang dùng sắt và bổ sung axit folic thì sẽ khó phát hiện các dấu hiệu thiếu hụt vitamin B12. Vì vậy, nếu bạn đang uống sắt và acid folic bổ sung thì cần kiểm tra lượng vitamin B12 trong cơ thể mình. Tình trạng thiếu vitamin B12 trầm trọng có thể gây ra thiếu máu ác tính.
Ảnh minh họa
2. Thiếu Sắt
Sắt là một thành phần khoáng chất hình thành các tế bào máu đỏ. Nếu bạn thiếu sắt, bạn có thể bị thiếu máu và cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt.
Bạn có thể biết mình có bị thiếu sắt hay không thông qua việc làm xét nghiệm máu đơn giản.
Bạn nên tiêu thụ các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, gia cầm, cá và trứng để tránh tình trạng thiếu sắt. Không giống như vitamin B12, bạn có thể nhận được sắt cũng từ các nguồn thực phẩm chay như đậu và các loại rau xanh khác. Bạn cũng có thể làm tăng sự hấp thu từ thức ăn khi kết hợp với vitamin C - có nhiều trong các loại trái cây họ cam quýt.
Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt mà bạn cần tránh như thực phẩm có chứa canxi (sữa và sản phẩm từ sữa), thực phẩm có chứa caffeine (cà phê và trà)...
Ảnh minh họa
3. Thiếu Omega-3
Omega-3 là một loại axit béo không bão hòa giúp quá trình chống viêm trong cơ thể. Axit béo này cũng được coi là có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tốt cho các mạch máu, cũng như đẩy lùi các cơn trầm cảm.
Cả hai loại axit béo omega-3 và omega-6 đều cần thiết để cơ thể chúng ta. Bạn có thể tiêu thụ chúng từ các loại cá, đặc biệt là cá hồi.
Ảnh minh họa
4. Thiếu Magiê
Magiê là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể của chúng ta. Nó giữ một vai trò rất quan trọng trong hoạt động của tim và hệ thống thần kinh, ngăn ngừa sự co cơ. Nếu cơ thể bị thiếu magiê, lượng đường trong máu sẽ tăng lên - điều này đặc biệt nguy hiểm cho những bệnh nhân tiểu đường.
Sự thiếu hụt magiê có thể phát sinh từ việc tiêu thụ thức ăn. Bạn có thể bổ sung magiê từ nguồn thực phẩm như các loại rau đậu, rau xanh, các loại hạt, hạt giống, hạt hạnh nhân, bơ và các loại ngũ cốc như bánh bột mì và gạo nâu...
Ảnh minh họa
5. Thiếu Vitamin D
Vitamin D đóng vai trò rất quan trọng trong việc hấp thụ canxi trong cơ thể và giúp duy trì mật độ xương. Sự thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến mật độ xương giảm và ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp - ảnh hưởng đến sự trao đổi chất trong cơ thể.
Tình trạng thiếu vitamin D ngày càng trở nên phổ biến vì nhiều người rất ít tiếp xúc với ánh mặt trời. Các lý do khác dẫn đến sự thiếu hụt này là gan và thận hoạt động kém hiệu quả.
Xét nghiệm máu là cách đơn giản và chính xác nhất giúp bạn phát hiện mình có thiếu vitamin D hay không.
Bạn có thể bổ sung vitamin D dưới dạng thuốc theo tư vấn của bác sĩ. Hoặc bạn cũng có thể hấp thụ dưỡng chất này từ các nguồn thức ăn như sữa và sản phẩm từ sữa, trứng...
(Nguồn: Health)