Viêm tai giữa là tình trạng khá phổ biến và thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi bị viêm tai giữa, mủ và chất nhầy sẽ tích tụ sau màng nhĩ, gây tắc nghẽn ống Eustachian. Hiện tượng này sẽ khiến người bệnh đau nhiều và sưng tai. Từ đó gây đau nhức và khó chịu trong tai. Theo các bác sĩ, để điều trị bệnh, ngoài việc tuân thủ theo phác đồ thì một chế độ ăn uống lành mạnh cũng giúp con nhanh khỏi bệnh hơn. Có một số loại thực phẩm trẻ bị viêm tai giữa không nên ăn. Mẹ cần chú ý khi lên thực đơn cho bé.
Dưới đây là 5 loại thực phẩm trẻ bị viêm tai giữa không nên ăn
1. Đồ ăn khô, cứng
Những loại đồ ăn khô cứng sẽ khiến trẻ phải nhai nhiều. Cơ hàm của trẻ phải hoạt động mạnh. Điều này không hề tốt cho việc điều trị viêm tai giữa. Bởi nó làm quá trình phục hồi diễn ra lâu hơn.
Vì vậy khi con bị viêm tai giữa, mẹ nên làm những món ăn dễ nhai, nuốt cho bé.
2. Đồ ăn làm từ gạo nếp
Những thực phẩm được làm từ gạo nếp như bánh chưng, bánh rán, xôi,... thường hấp dẫn trẻ nhỏ. Tuy nhiên khi con bị viêm tai giữa thì nên hạn chế ăn thực phẩm này. Bởi gạo nếp có tính ôn ấm. Khi ăn nhiều sẽ gây tình trạng nóng trong. Từ đó sẽ kích thích tạo mủ khiến tình trạng bệnh của con ngày càng chuyển biến xấu. Hơn nữa việc ăn đồ nếp trong quá trình điều trị bệnh có thể dẫn đến việc phản tác dụng của thuốc và phương pháp điều trị bệnh.
Vì vậy gạo nếp cũng là 1 loại thực phẩm bé cần kiêng khi bị viêm tai giữa.
3. Đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ
Đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ như hamburger, gà rán, khoai tây chiên… được coi là món ăn yêu thích của mọi trẻ nhỏ. Nhiều khi thấy con thích ăn món này, lại thương bé đang ốm nên cha mẹ mua về cho con ăn. Tuy nhiên theo các bác sĩ, thực phẩm này không hề tốt cho trẻ nhỏ. Vì những thực phẩm này sẽ làm tăng phản ứng viêm, khiến triệu chứng nặng hơn. Vì vậy, dù có chiều con đến mấy cha mẹ cũng không nên cho con ăn thực phẩm này trong quá trình điều trị bệnh.
4. Thực phẩm nhiều đường
Theo khuyến cáo, trẻ bị nhiễm trùng tai giữa tốt nhất là nên kiêng những thực phẩm có chứa nhiều đường. Bởi những thực phẩm này sẽ khiến tai tiết ra nhiều chất nhầy hơn, từ đó tích tụ và gây cản trở khả năng nghe của trẻ.
5. Những thực phẩm kích thích tạo mủ
Một số loại thực phẩm kích thích tạo mủ hoặc làm tăng tình trạng đau nhức như là: đồ hải sản, tôm cua, thịt đỏ… Mẹ không nên mua về khi trẻ bị viêm tai giữa.
Ngoài ra, bé cũng cần kiêng quả chà là, vì loại quả này có thể khiến trẻ bị nhức đầu, chóng mặt… và tránh ăn cam thảo vì chúng gây ù tai, dẫn đến khó nghe ở trẻ. Không cho trẻ sử dụng chất kích thích, đồ uống có ga, nước ngọt...
Ngoài việc quan tâm đến vấn đề viêm tai giữa kiêng ăn gì và nên ăn gì, người bệnh cũng cần phải chú ý hơn đến chế độ sinh hoạt hàng ngày của mình để bệnh nhanh khỏi hơn như:
- Nên nghỉ ngơi, sinh hoạt lành mạnh, tránh tình trạng căng thẳng đầu óc hay stress.
- Vệ sinh vùng tai sạch hằng ngày để tránh bị viêm nhiễm lan ra ngoài gây ra viêm ống tai và dẫn đến điếc dẫn truyền.
- Chỉ được nhỏ thuốc vào trong tai theo sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
- Không tự ý dùng thuốc bôi, đắp bên ngoài để tránh làm tình trạng nhiễm trùng tai càng trầm trọng hơn.
- Không dùng tăm bông hoặc các vật cứng cho vào tai để lấy mủ ra ngoài. Điều này có thể gây tổn thương tai, dẫn đến nhiễm trùng hoặc làm vùng thủng màng nhĩ rộng hơn, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.