Trái cây như một món quà từ mẹ thiên nhiên giúp chúng ta bổ sung vitamin và khoáng chất, tiếc là không phải ai cũng ăn được trái cây tươi. Theo Mahammad Juber – tiến sĩ tại Đại học Khoa học Y tế (Ấn Độ), một số người có lá lách và dạ dày không khỏe, cơ thể yếu nên ăn trái cây sẽ khó tiêu hóa, thậm chí gây tiêu chảy.
Lúc này, bạn có thể cân nhắc đến việc nấu chín một số loại trái cây để nạp thêm dinh dưỡng. Đa phần thực phẩm nấu quá nhiệt sẽ bị mất vitamin, tuy nhiên 5 loại trái cây sau lại trở nên tốt hơn nhiều, vừa dễ tiêu hóa lại giúp nuôi dưỡng nội tạng và phòng ngừa các bệnh nguy hiểm. Ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể sử dụng.
5 loại trái cây nấu chín tốt hơn ăn sống
1. Quả táo
Tiến sĩ Mahammad cho biết, táo chứa nhiều pectin khi ăn sống, có khả năng bài độc tố trong ruột và hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng hơn. Tuy nhiên táo tươi lại có tính lạnh, người có thể chất yếu, tỳ vị hư hàn không thể ăn được vì sẽ gây khó tiêu, mệt mỏi và tiêu chảy liên tục. Nhóm người này nên thử táo hấp để cải thiện sức khỏe.
Cụ thể, táo hấp không chỉ giảm bớt độ lạnh mà còn giảm các triệu chứng tiêu chảy và ngăn ngừa bệnh đường ruột. Pectin nấu chín có thể hấp thụ vi khuẩn và chất độc, giúp ngăn chặn tiêu chảy. Ngoài ra, lượng chất chống oxy hóa polyphenol trong táo sẽ tăng mạnh khi nấu chín, giúp bảo vệ mạch máu, chống viêm và đẹp da.
2. Quả lê
Cũng giống như táo, quả lê tuy sở hữu nhiều công dụng tốt nhưng lại mang tính hàn, ăn nhiều sẽ làm tổn thương gan và lá lách. Khi nấu chín thì lê sẽ phát huy công dụng tối đa, giúp điều trị các bệnh về hô hấp như viêm họng, ho khan, ho ra máu, táo bón… Lê chín hỗ trợ long đờm và giảm ho mạnh hơn nhiều loại thuốc.
Những người mắc hen suyễn và bệnh phổi mãn tính nên ăn lê hấp nhiều hơn, sẽ giúp cải thiện triệu chứng lâu dài. Bạn có thể ăn trực tiếp lê hấp hoặc pha trà lê, nấu canh, nấu chè… đều giữ nguyên công dụng. Nếu có điều kiện, hãy cho thêm các thực phẩm khác như táo đỏ, hạt sen, long nhãn… để tăng hiệu quả nhiều hơn.
3. Quả cam
Tiến sĩ Mahammad khẳng định, quả cam nấu chín thậm chí còn nhiều tác dụng tốt hơn ăn sống. Vỏ cam chứa chất noscapine và tinh dầu giúp giảm ho, giảm đờm nên phù hợp cho người ho mãn tính, viêm họng, khô miệng... Việc nấu chín giúp các thành phần này phân tách tốt hơn, có tác dụng chống ho hiệu quả hơn.
Cam hấp đặc biệt thích hợp cho trẻ bị ho lâu ngày mà không gây tác dụng phụ. Món này từng được nhiều người sử dụng để giảm triệu chứng do Covid-19 gây ra. Trước khi nấu, hãy rửa sạch và ngâm cam trong nước muối loãng 20 phút. Sau đó lấy cam ra và cắt bỏ đầu, cho một ít muối và hấp 15 phút là sử dụng được.
4. Quả bưởi
Bưởi hấp chín có khả năng thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh chóng, ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng máu khi bị thương. Những ai hay bị nóng trong người và loét miệng nên ăn để thuyên giảm tình trạng. Chưa kể chúng còn bồi bổ dạ dày, bổ phổi, bổ huyết và dưỡng huyết cực tốt.
Trong bưởi có một chất sinh học mang tên corticoside có tác dụng làm giảm độ nhớt của máu, giảm sự hình thành các cục máu đông, ngăn ngừa những bệnh về mạch máu như tai biến… Bưởi nấu chín cũng tốt cho người mắc bệnh tiểu đường vì chúng sở hữu các hoạt chất tương tự như insulin.
5. Chuối
Quả chuối vốn là loại trái cây sở hữu nhiều lợi ích tuyệt vời, ăn tươi đã tốt mà nấu chín cũng chẳng hề kém cạnh. Tiến sĩ Mahammad cho hay, chuối hấp chứa nhiều chất xơ nên có khả năng làm sạch đường ruột, kích thích sự phát triển của lợi khuẩn probiotic. Nhờ vậy mà tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa.
Ngoài ra chuối nấu chín có chứa chất chống oxy hóa là polyphenol và tanin. Các thành phần này kết hợp với diệp lục sẽ tạo khả năng kháng khuẩn, chống oxy hóa cho làn da hiệu quả. Đặc biệt đẩy lùi quá trình lão hóa giúp phụ nữ giữ mãi tuổi xuân. Đặc biệt chúng không hề gây tác dụng phụ nên vô cùng an toàn với sức khỏe.
Theo Webmd, NDTV