Lạm dụng dầu gội khô
Dầu gội khô là một sản phẩm hấp thụ dầu, khiến mái tóc có vẻ ngoài sạch sẽ, bồng bềnh, không bết dính gần như ngay lập tức. Tuy tiện lợi như vậy, việc lạm dụng dầu gội khô có thể gây tích tụ vi khuẩn trên da đầu, từ đó dẫn tới tình trạng viêm nang tóc dưới dạng nổi mụn hoặc u nang. Các u nang này sau đó sẽ khô lại và trở thành vảy, phá vỡ các nang tóc và dẫn tới hiện tượng rụng tóc nhiều hơn. Ngoài ra, dầu gội khô cũng tiềm ẩn nguy cơ khiến các sợi tóc dính vào nhau, từ đó làm nghiêm trọng thêm tình trạng rụng tóc.
Chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn
Chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) có thể làm tăng hormone căng thẳng trong thời gian dài, từ đó dẫn tới chứng rụng tóc trầm trọng. Theo các bác sĩ da liễu, căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần khiến cơ thể chuyển sang chế độ sinh tồn và ngừng các chức năng không cần thiết, chẳng hạn như mọc tóc. Căng thẳng cũng chính là nguyên nhân gây rụng tóc phổ biến thứ hai.
COVID-19
Một nghiên cứu vào tháng 1 năm 2021 đã phát hiện ra rằng rụng tóc là một di chứng của COVID-19, kéo dài trong nhiều tháng sau khi bệnh nhân nhiễm phải tình trạng này. Cũng giống như PTSD, bệnh tật và sốt là những yếu tố gây căng thẳng, khiến cơ thể “tắt” các chức năng không cần thiết, bao gồm cả mọc và duy trì tóc. Ở phần lớn các trường hợp, người bệnh sẽ thấy tóc mình mọc trở lại bình thường sau khoảng 6-9 tháng mắc bệnh.
Giảm cân
Giảm cân có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc trong một số trường hợp nhất định. Một số chế độ, điển hình là chế độ nhịn ăn gián đoạn có thể dẫn đến rụng tóc và sự gián đoạn các chức năng khác của cơ thể vì sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết. Rụng tóc cũng là tình trạng phổ biến mà những bệnh nhân làm phẫu thuật giảm cân phải đối mặt.
Bên cạnh đó, sự thiếu hụt chất đạm, vitamin D và sắt cũng là những thủ phạm phổ biến gây rụng tóc. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể tham khảo chế độ ăn gồm cá hồi, đậu lăng, sữa, rau là xanh đậm và trứng.
Ô nhiễm không khí
Các chất gây ô nhiễm không khí như khí đốt nhiên liệu hóa thạch cùng các hoạt động công nghiệp khác có thể gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài như nhiều căn bệnh tim, phổi. Bên cạnh đó, một nghiên cứu năm 2019 từ Hàn Quốc cho thấy việc tiếp xúc với dầu diesel và các hạt bụi cũng góp phần làm giảm mức độ tế bào phát triển và giữ nếp của tóc. Tuy nhiên, ảnh hưởng cụ thể, chi tiết của ô nhiễm không khí lên tình trạng của tóc cần được nghiên cứu nhiều hơn để có được kết luận chính xác nhất.