Đối với những người vừa mới làm cha mẹ, số lượng đồ chơi có sẵn trên thị trường vô cùng phong phú và nhiều không kể xiết. Việc lựa chọn đồ chơi trở nên khó khăn hơn khi mỗi một loại đồ chơi lại đi kèm theo lời hứa hẹn khiến bé nhanh nhạy hơn, thông minh hơn và tăng cường một kỹ năng này hay kỹ năng khác. Vì vậy, làm thế nào để bạn biết những loại đồ chơi nào bạn nên mua cho bé con của mình? Ví dụ, con bạn mới được 5 tháng tuổi và bạn đặt một quả bóng khổng lồ trước mặt bé. Điểm mấu chốt chính là khi đó bé không thể cầm hay giữ và chơi cùng với nó đấy!

Để giúp bạn đỡ vò đầu bứt tai, chuyên gia tư vấn về trẻ sơ sinh và nhi khoa tại trung tâm Apollo Cradle – tiến sỹ Prashanth chia sẻ vài hướng dẫn giúp bạn mua được những đồ chơi cho bé dưới 1 tuổi phù hợp nhất.

1. Những đồ chơi có màu sắc tươi sáng

Trong những tháng đầu tiên, trẻ sơ sinh sử dụng các giác quan như tai hay mắt để khám phá thế giới. Vì vậy, đồ chơi sáng màu và đầy màu sắc sẽ hấp dẫn bé nhất và cũng giúp tăng khả năng xác định hình ảnh. Khi đôi mắt của bé nhìn theo các đối tượng, đó là một dấu hiệu cho thấy sự phát triển thể chất của bé đi đúng hướng. Đồ chơi thú bông là lựa chọn hoàn hảo và dễ tìm mua cho bé. Đây là lý do tại sao đồ chơi bằng kim loại có thể gây hại cho sức khỏe của con bạn. 

Đồ chơi cho bé dưới 1 tuổi

2. Đồ chơi phát nhạc

Các giác quan thính giác bắt đầu phát triển khi bé được từ 4 đến 7 tháng, và đây chính là thời điểm bạn nên mua đồ chơi phát ra âm thanh giống như chiếc chuông hay lục lạc. Khi được 4 tháng tuổi, bé không có khả năng cầm một chiếc chuông hay lục lạc đúng cách, nhưng khi được 6 tháng, bé đã phát triển khả năng cầm nắm, bé có thể giữ đồ chơi. Nó cũng có thể giúp bạn kiểm tra xem bé có thể quay đầu khi nghe thấy tiếng của lục lạc hay không, đây là một mốc đánh dấu sự phát triển thể chất tự nhiên của trẻ sơ sinh. 

Đồ chơi cho bé dưới 1 tuổi

3. Đồ chơi ngón tay

Ở mốc 4 đến 5 tháng tuổi, hầu hết các bé đều không thể nắm giữ vật gì, nhưng chắc chắn là bé có thể giữ mọi thứ bằng ngón tay. Những loại đồ chơi nhẹ hay bằng nhựa, các loại đồ chơi đầy màu sắc hoặc phát ra âm thanh như là lục lạc, đàn piano đồ chơi hay các nhạc cụ đồ chơi đều là lựa chọn hay. 

Đồ chơi cho bé dưới 1 tuổi
4. Đồ chơi dùng để cầm nắm

Khi được 6 đến 9 tháng, chắc chắn bé đã làm chủ được hành động cầm nắm, bé giữ đồ chơi bằng bàn tay và có thể giữ bằng một tay. Đây là thời gian để thúc đẩy phối hợp tay mắt. Gợi ý cho các loại đồ chơi trong giai đoạn này chính là đồ chơi trong nôi, đồ chơi cho bé mọc răng, vòng chuỗi đồ chơi và búp bê xốp vì chúng tiện lợi và an toàn.

Đồ chơi cho bé dưới 1 tuổi

5. Đồ chơi chuyền tay

Bé sẽ hào hứng với đồ chơi mà bé có thể cầm trên tay và chuyển chúng từ tay này sang tay kia. Điều này thường xảy ra với bé 9 tháng tuổi. Chuyển đồ chơi trên tay cũng là bài tập tuyệt vời trong việc phát triển kỹ năng vận động thô sơ và phối hợp tay – mắt. Tuy nhiên, ở độ tuổi này, bé có thể cho những loại đồ chơi nhỏ hoặc một số loại khác vào miệng với xác suất khá cao, đó chính là mối nguy hiểm tiềm tàng. Đừng mua đồ chơi có chứa hạt hoặc bất cứ vật nhỏ nào, thay vào đó hãy đầu tư mua thú nhồi bông, lục lạc, đồ chơi khối hoặc xếp chồng, các loại đồ chơi hình dáng đơn giản, nhạc cụ và đồ chơi pop – up.

Đồ chơi cho bé dưới 1 tuổi

Sau đây là 8 điểm cần chú ý khi mua đồ chơi cho trẻ:

- Với trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi, dường như trẻ sẽ cho vào miệng bất cứ thứ gì. Trong thời gian đó hãy trông chứng bé cẩn thận hơn vì chúng có thể gây các tai nạn gây tử vong cho bé.

- Luôn mua các loại đồ chơi chất lượng cao, không chứa chì và BPA. Hầu hết đồ chơi trên thị trường xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc mà không có bảo đảm về chất lượng.

- Đảm bảo rửa sạch đồ chơi mỗi ngày với nước và xà bông, sau đó lau bằng chất khử trùng. Với đồ chơi làm bằng vải, hãy giặt chúng ít nhất 1 lần mỗi tuần. Điều này giúp làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn cho trẻ. Tránh mua những đồ chơi mềm xốp cho trẻ dưới một tuổi, vì khả năng nhiễm khuẩn với đồ chơi xốp mềm cao hơn so với các loại đồ chơi khác. 

- Không bao giờ để đồ chơi trên nền nhà, thậm chí khi nền nhà thường xuyên được lau với chất diệt khuẩn. Thay vào đó, hãy đổ đồ chơi lên một tấm thảm, và cất nó đi sau khi trẻ chơi xong.

- Mua các loại đồ chơi được sơn bằng sơn nước nguyên chất thay vì được phủ bằng sơn hóa học vì nó có thể gây hại cho bé.

- Tránh đồ chơi dạng chuỗi lỏng hoặc dây thừng, bé có thể bị vướng hoặc bị thương với loại đồ chơi này.

(Nguồn: Healthsite)