Trong xã hội hiện đại, chế độ ăn uống dư thừa đường và chất béo, cộng theo thói quen sinh hoạt ít vận động đã khiến cho tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng.

Với người tiểu đường, làm sao để ổn định đường huyết là việc rất quan trọng. Nguyên tắc chung để ổn định đường huyết là kiểm soát tổng lượng calo tiêu thụ mỗi ngày, phân bổ hợp lý các chất bột đường, chất béo, chất đạm... để tránh rối loạn trao đổi đường glucozơ.

2e77fc933bbe4f71b3038c3c83e444a9~noop.jpeg

Thực phẩm chính trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh nên là ngũ cốc nguyên hạt (hạt kê, gạo đen, yến mạch…), ngoài ra còn có rau và trái cây. Các loại rau giúp hạ đường huyết bao gồm: Dưa leo, mướp đắng, súp lơ xanh, rau diếp cá...

Ngoài ra cần tránh các thực phẩm nhiều đường, giàu tinh bột. Ví dụ như những món ăn màu trắng dưới đây theo khuyến cáo của bác sĩ nội tiết Li Aiguo (Bác sĩ trưởng Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật).

5 món "màu trắng" người tiểu đường nên tránh kẻo đường huyết tăng vọt

1. Cháo trắng

Theo bác sĩ Li Aiguo, người tiểu đường có thể thực hiện ăn cơm trắng và cháo, nhưng cần tuân thủ chế độ ăn và cách chế biến khác nhau. Đối với việc ăn cháo, không nên chọn bữa tối vì cháo có kết cấu mềm, nát và dễ hấp thụ, gây tăng đường huyết nhanh chóng, không tốt cho việc kiểm soát mức đường huyết.

Để ăn cháo mà vẫn đảm bảo sức khỏe, người tiểu đường nên tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ và chọn các loại cháo thay thế như cháo cần tây, cháo khoai lang...

cach-nau-chao-trang-1.jpeg

2. Muối

Muối là loại gia vị hay được nêm vào mâm cơm hàng ngày. Trong đó, các món như dưa muối, thịt muối, cá muối... có chứa lượng muối rất cao.

Khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp, hơn nữa còn làm tăng hàm lượng glucose trong huyết tương, nếu tiêu thụ trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bác sĩ Li Aiguo nhắc nhở người bệnh nên kiểm soát lượng muối ăn vào hàng ngày. Ngoài muối trắng, những gia vị nhiều muối như xì dầu, dầu hào, bột ngọt, tương,… thì cũng nên giảm bớt.

Mỗi người chỉ nên dùng 5gr muối/người/ngày theo khuyến cáo của WHO. Người tiểu đường nên ăn muối theo khuyến nghị của bác sĩ.

3. Bún

Muốn kiểm soát tốt lượng đường trong máu, bạn tốt nhất không nên ăn nhiều bún vì đây là thực phẩm chứa nhiều tinh bột, thường xuyên ăn sẽ dễ bị tăng đường huyết. Tuy nhiên, khi đường huyết ổn định, bạn vẫn có thể ăn bún theo liều lượng mà bác sĩ cho phép.

quan-bun-ngon-ha-noi-1.jpeg

4. Sữa đậu nành

Nhiều người uống sữa đậu nành ăn cùng bánh mì vào bữa sáng, tuy nhiên sữa đậu nành có vị ngọt, chứa nhiều đường nên dễ dẫn đến tăng lượng đường trong máu sau khi tiêu thụ.

Để tránh tình trạng lượng đường trong máu tăng cao ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh nhân tiểu đường không nên uống sữa đậu nành. Mà có thể lựa chọn uống sữa không đường hoặc thay thế bằng trà hoa cúc, nước lọc, nước mướp đắng...

5. Bánh bao hấp

061bb95fb0b54f00bb8150a7a4817dc8~noop.jpeg

Bánh bao là món ăn sáng quen thuộc với rất nhiều gia đình. Tuy nhiên người bệnh tiểu đường cần tránh xa bánh bao hấp vào bữa sáng để tránh lượng đường trong máu tăng lên đáng kể. Bởi bánh bao hấp chứa nhiều tinh bột, hơn nữa còn chứa đường trắng nên rất nguy hiểm cho bệnh.