Đái tháo đường là căn bệnh có tỷ lệ người mắc ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Những bệnh nhân đái tháo đường tuy giảm lượng đường nạp vào cơ thể và ăn ít đường hơn, tuy nhiên hiệu quả không rõ ràng do chưa biết cách từ bỏ những món ăn gây dao động đường huyết.

Theo bác sĩ nội tiết Li Aiguo (chuyên gia Khoa Nội tiết của Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật): Bệnh nhân tiểu đường không những không nên ăn ít đường mà còn phải ăn ít 5 loại thực phẩm này trong bữa tối, vì chúng sau khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành đường, không có lợi cho quá trình hồi phục của bệnh nhân, thậm chí có uống insulin cũng vô ích.

5 món trong bữa tối chính là "vua đường huyết", bác sĩ nhắc nhở: Nếu không hạn chế tiêu thụ thì uống insulin cũng vô ích - Ảnh 1.

5 món trong bữa tối làm tăng đường huyết

1. Cháo

Cháo là một món ăn có nguyên liệu rất đơn giản, thường được mọi người rất ưa chuộng. Đặc biệt cháo thường được sử dụng khi cơ thể mệt mỏi, chán ăn.

Tuy nhiên, hàm lượng đường trong cháo trắng rất cao. Cháo là món ăn dễ tiêu nên sau khi đi vào cơ thể sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành đường, ngay lập tức làm tăng đường huyết.

Hơn nữa, các món cháo rất tốt cho tiêu hóa nên sẽ khiến cơ thể con người cảm thấy đói ngay sau khi ăn. Việc ăn nhiều bữa trong ngày có thể khiến lượng đường trong máu của chúng ta dao động nhiều lần.

20210121134318-6af337f6.jpg

2. Xôi

Theo bác sĩ nội tiết Li Aiguo, xôi được nấu từ gạo nếp. Trong khi đó, gạo nếp chính là "vua đường huyết". Nguyên nhân là do gạo nếp có chỉ số đường huyết cao. Vì vậy, những người mắc bệnh tiểu đường phải kiểm soát chặt chẽ việc đưa vào cơ thể những thực phẩm như vậy.

3. Một số loại trái cây

Ăn nhiều trái cây tươi rất tốt cho sức khỏe, nhưng người tiểu đường không nên ăn trái cây vào buổi tối, đặc biệt là những loại quả có chứa nhiều đường. Trong đó, quả nhãn, vải, táo tàu, sầu riêng, mít... có chứa hàm lượng đường rất cao, có thể khiến cho đường huyết tăng.

4. Nội tạng động vật

Gan lợn, lòng lợn,… thuộc nhóm nội tạng động vật, rất giàu chất dinh dưỡng, nhưng có chứa lượng chất béo bão hòa và cholesterol. Việc tiêu thụ thường xuyên sẽ không chỉ ảnh hưởng xấu đến đường huyết mà còn dẫn đến tăng chỉ số lipid máu, có hại cho tim mạch và gây nên bệnh tiểu đường.

8-2.jpg

Nếu tiêu thụ quá nhiều nội tạng động vật sẽ đòi hỏi cơ thể phải tiết ra một lượng lớn insulin trong thời gian ngắn để ổn định lượng đường trong máu, điều ấy sẽ khiến tuyến tụy luôn ở trong tình trạng làm việc và rất dễ tổn thương.

5. Các món ăn vặt

Theo bác sĩ nội tiết Li Aiguo, để hạ đường huyết chị em thường giảm ăn tối. Tuy nhiên khi đói lại tiêu thụ các món như bánh kẹo, bim bim, bỏng ngô để cơ thể đỡ thèm ăn. Thực tế những món này có chứa hàm lượng đường và muối không hề thấp. Có thể trực tiếp kích thích đường huyết tăng cao, hơn nữa có thể gây hại mạch máu, khiến cho các biến chứng tiểu đường trở nên khó kiểm soát hơn.

Thực phẩm nào tốt cho bệnh tiểu đường trong bữa tối?

Mướp đắng

Mướp đắng được mệnh danh là “insulin thực vật”. Nhiều nghiên cứu cho thấy chất saponin của mướp đắng có tác dụng hạ đường huyết rất tốt, hơn nữa còn có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh ra insulin. Do đó vào bữa tối, người tiểu đường có thể ăn mướp đắng.

bi-quyet-chong-mun-sau-khi-an-do-nong-5.jpg

Rau diếp

Rau diếp rất giàu niacin, nếu ăn thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Ngoài ra, rau diếp còn có thể kích thích nhu động đường tiêu hóa, có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng đau dạ dày và táo bón do bệnh tiểu đường.

Rau bắp cải

Bắp cải rất giàu vitamin E, có thể thúc đẩy sự hình thành và bài tiết insulin trong cơ thể và điều chỉnh quá trình chuyển hóa glucose. Ngoài ra, tiêu thụ bắp cải thường xuyên cũng có thể ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường đó là bệnh võng mạc và bệnh tim.

https://afamily.vn/5-mon-trong-bua-toi-chinh-la-vua-duong-huyet-bac-si-nhac-nho-neu-khong-han-che-tieu-thu-thi-uong-insulin-cung-vo-ich-20220428184628455.chn