Vòng tròn đoàn kết

Ngày 5/10/2017, báo New York Times của Mỹ công bố một cuộc điều tra về các cáo buộc quấy rối tình dục chống lại "ông trùm Hollywood" Harvey Weinstein. Trước đó, ông ta được coi là "người không thể đụng đến bất chấp hàng loạt tin đồn về hành vi sai trái. Weinstein được báo cáo là đã ép buộc hàng loạt phụ nữ nhìn mình khỏa thân trong khách sạn và dùng sức để cố bịt miệng họ. Weinstein bị kết án 23 năm tù vì tội tấn công tình dục và cưỡng hiếp.

Bài báo của nhà báo Jodi Kantor và Megan Twohey đã được trao giải thưởng Pulitzer. Đây được xem là "bàn đạp" kích hoạt phong trào lên tiếng của những người phụ nữ từng là nạn nhân của các hành vi quấy rối, tấn công tình dục trên toàn cầu. Phong trào #Metoo đã trở thành một cuộc cách mạng xã hội có tầm quan trọng mang tính lịch sử. Phong trào này lên đến đỉnh cao khi tháng 12/2017, tạp chí TIME của Mỹ công bố nhân vật của năm. Danh hiệu này thuộc về "The Silence Breakers" - những người phá vỡ sự im lặng. Họ là những nạn nhân đã dũng cảm đứng lên tố cáo nạn quấy rối tình dục, đặc biệt tại nơi làm việc. Làn sóng #Metoo đã tạo nên một vòng tròn đoàn kết giữa những người từng là nạn nhân của tình trạng quấy rối và xâm hại tình dục để họ biết rằng họ không cô đơn. Bằng cách cất lên tiếng nói của mình, họ đang tạo ra một thứ vũ khí mạnh mẽ chống lại vấn nạn này.

5 năm phong trào #Metoo: Sức mạnh lan tỏa toàn cầu - Ảnh 1.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ), trong vòng 1 năm sau sự kiện này, hashtag #Metoo đã được sử dụng hơn 19 triệu lần, đẩy vấn đề tấn công tình dục lên hàng đầu trong các chương trình nghị sự toàn cầu. Hashtag #MeToo đã lan rộng khắp thế giới "như củi khô gặp lửa" với các biến thể ngôn ngữ khác nhau như: #YoTambien (Tây Ban Nha), #BalanceTonPorc (Pháp), #quellavoltache (Italy), #EnaZeda (Tunisia) và #AnaKaman (Ai Cập)... Sức mạnh của phong trào #Metoo nằm ở chỗ khi điều sai trái được đưa ra ánh sáng thì công lý và dư luận luôn đứng về phía người bị hại. 

#Metoo cho thấy bạo lực tình dục và phân biệt giới tính là một thực tế diễn ra hàng ngày. Phong trào cho phép mọi người, đặc biệt là các nạn nhân, hiểu rõ hơn về những gì người khác đang gây ra cho họ", Tiến sĩ Sandrine Ricci, nhà xã hội học tại trường Đại học Quebec ở Montreal (Canada),

Lan tỏa toàn cầu

Theo Tiến sĩ Sandrine Ricci, điều đáng ghi nhận là tâm chấn của phong trào #Metoo là Mỹ nhưng dư chấn của nó là toàn cầu. Khi phong trào này lan ra khắp thế giới thì đã có hàng nghìn nạn nhân đứng lên tố giác. Tại Thụy Điển, có gần 600 nữ diễn viên đứng lên tố cáo thực trạng xâm hại tình dục đang ăn sâu vào nền công nghiệp điện ảnh nước này.

5 năm phong trào #Metoo: Sức mạnh của việc phá vỡ im lặng - Ảnh 2.

Tại châu Á, phong trào #Metoo phát triển mạnh mẽ và có sức sống bền bỉ ở Hàn Quốc.

Phong trào #Metoo mở đường cho việc tiến hành những hành động pháp lý chống lại những kẻ có hành vi phạm tội, nhất là ở những nước đã thông qua luật cấm quấy rối tình dục trong Bộ luật lao động. Tại các quốc gia khác, #Metoo thúc đẩy chính phủ chỉnh sửa và ban hành những bộ luật mới hướng đến bảo vệ phụ nữ. Luật chống hiếp dâm đã được ban hành ở nhiều nơi, chẳng hạn như Thụy Điển năm 2018 và Tây Ban Nha vào năm ngoái. Các doanh nghiệp trên thế giới đã giới thiệu chương trình nâng cao nhận thức cho người lao động và không còn bỏ qua những lời tố giác.

Tại châu Á, phong trào #Metoo phát triển mạnh mẽ và có sức sống bền bỉ ở Hàn Quốc. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã từng bày tỏ sự đồng tình và coi trọng phong trào #Metoo, đồng thời biểu dương lòng dũng cảm của các nạn nhân khi đã mạnh mẽ đứng lên tố cáo và ủng hộ phong trào #Metoo.

5 năm phong trào #Metoo: Sức mạnh của việc phá vỡ im lặng - Ảnh 3.

Sau 5 năm, từ những cuộc tuần hành, những cuộc đối thoại, phong trào #Metoo đã lan rộng trên toàn cầu, ở nhiều lĩnh vực.

Sau 5 năm, từ những cuộc tuần hành, những cuộc đối thoại, phong trào #Metoo đã lan rộng trên toàn cầu, ở nhiều lĩnh vực. Tất cả các liên hoan phim lớn ở châu Âu và Bắc Mỹ đã ký cam kết bình đẳng giới, yêu cầu các tổ chức phải làm cho quá trình lựa chọn của họ minh bạch hơn và thúc đẩy một sự bình đẳng giữa nam và nữ trong ban điều hành, trong các giám đốc được lựa chọn để ngồi vào hội đồng quản trị.

Bà Kelly Dittmar thuộc khoa Chính trị, trường Đại học Rutger (Mỹ), cho biết, để phong trào này thực sự phát huy sức mạnh, cần nhiều hơn nữa tiếng nói của những người phụ nữ. Cần hơn nữa những người phụ nữ có kinh nghiệm, có kiến thức vì họ là những người có thể giúp mang lại công bằng thực sự cho phụ nữ.

Nguồn: NY Times