Trong khi thuật ngữ nghiện sex hiện nay được sử dụng khá nhiều, chuyên gia trị liệu tình dục – Tiến sĩ Ian Kerner từ New York (Mỹ) – cho rằng nhiều trường hợp được bị chẩn đoán nhầm là “con nghiện sex”. Mặc dù có nhiều cuộc tranh cãi nổ ra về việc có nên xếp căn bệnh này vào chứng rối loạn tâm thần không, nhưng TS Kerner nói rằng chưa đủ nghiên cứu thực nghiệm hỗ trợ chẩn đoán chứng nghiện sex.
Ông cho biết hình ảnh quét não của người nghiện sex không giống với người nghiện chất kích thích. “Theo kinh nghiệm của tôi, một người nghiện tình dục chỉ đơn thuần là người ham muốn tình dục cao hơn mức họ nghĩ bình thường. Không có gì gọi là “nghiện tình dục” trong ý nghĩa lâm sàng”, TS nói.
Giải thích về việc tại sao rất nhiều người tự nhận mình hoặc người khác bị nghiện sex, TS Kerner nói: “Chúng ta đang sống trong nền văn hóa mà mọi người sử dụng thuật ngữ nghiện rất dễ dãi và quen với ý tưởng về những hành vi gây nghiện”. Vị chuyên gia thừa nhận việc sử dụng tình dục như một cơ chế ứng phó, điều chỉnh sự lo lắng và cảm xúc là có vấn đề. Tuy nhiên, như thế đây không có nghĩa là một chứng nghiện. Nhiều người cảm thấy đổ lỗi tất cả những hành vi kỳ quặc này cho một chứng nghiện dễ dàng hơn là chịu trách nhiệm. Từ đó, họ tự nhận mình là “con nghiện tình dục”.
Lầm tưởng 1: Giảm cân khiến bạn dễ nghiện sex
Một số người đã đưa ra giả thuyết rằng con người có thể thay thế cảm giác thèm ăn thực phẩm của họ với việc thèm “chăn gối”. Tuy nhiên, theo TS Kerner, chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều này.
Lầm tưởng 2: Tất cả những người nghiện sex là dối trá
Chắc chắc một số người nói dối rằng mình nghiện sex nhưng không phải tất cả mọi người đều nói dối về điều này. “Những người nghiện tình dục có thể là những người có ham muốn cao và họ đang rất khổ tâm về điều đó”, ông nói. Tuy nhiên, việc ham muốn cao không khiến họ bất chấp tất cả để được quan hệ với bất cứ ai nhằm thỏa mãn nhu cầu bản thân.
Theo TS Kerner, trong một mối quan hệ, người tự cho rằng mình nghiện sex có thể muốn làm “chuyện ấy” 1 lần/ngày nhưng bạn tình của họ chỉ muốn 1 lần/tuần. Nhiều trường hợp người “nghiện sex” vẫn giữ mối quan hệ một vợ một chồng nhưng họ thường xuyên “tự sướng” hoặc tưởng tượng về tình dục nhiều hơn.
Lầm tưởng 3: Người nghiện sex thường trốn tránh chẩn đoán
Theo chuyên gia Kerner, sự thật hoàn toàn ngược lại, mọi người tự chẩn đoán mình là người nghiện sex một cách nhanh chóng. Thậm chí, khi bác sĩ kết luận họ không mắc bệnh, họ vẫn không tin và khăng khăng: “Đó không phải lỗi của tôi. Tôi là người nghiện sex và tôi phải sống với nó””.
Nguyên nhân là do những người này tự nhận thấy họ có nhu cầu quan hệ tình dục nhiều hơn bạn tình của mình, thường xuyên xem phim đen, tự sướng nên nhầm lẫn với chứng nghiện sex.
Lầm tưởng 4: Người nghiện sex thường quan hệ kiểu lập dị
Theo chuyên gia từ Mỹ, một số người "nghiện sex" cũng thích các kiểu quan hệ lập dị. Tuy nhiên, đa số họ chỉ muốn quan hệ nhiều lần chứ ít có nhu cầu quái đản.
Lầm tưởng 5: Người nghiện sex “tự sướng” và xem phim sex 24/7
Nếu không được đáp ứng từ bạn tình, một số người cho rằng mình nghiện tình dục phải đối phó bằng cách thường xuyên xem phim khiêu dâm và “một mình”. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đều như vậy.
Theo nhà tình dục học Kerner, một người chỉ bị dán nhãn nghiện tình dục khi vợ/chồng họ cảm thấy thói quen tình dục của đối phương không bình thường. Do đó, sự chẩn đoán này rất chủ quan.
Ông kể: “Tôi làm việc với nhiều cặp vợ chồng, trong đó người đàn ông có ham muốn tình dục cao hơn và vợ anh ta nói rằng chồng mình là một người nghiện sex”. Nếu người vợ chia sẻ ham muốn tình dục cao hoặc có ham muốn tương tự, anh chồng sẽ không bị coi là “người bệnh”.
Do đó, theo TS Kerner, những người có ham muốn cao (tự nhận mình là người nghiện sex) nên suy nghĩ đơn giản bằng cách kiểm soát ham muốn của mình ở mức độ bản thân cho phép và hòa hợp với mối quan hệ vợ chồng.