Không phải tất cả sai lầm là tồi tệ. Trong thực tế, chúng ta học được nhiều hơn từ thất bại hơn là từ thành công. Tỷ phú Bill Gates cũng từng nói: “Thành công là người thầy tồi. Nó quyến rũ những người thông minh vào ý nghĩ rằng họ không thể thất bại”. Thực sự không thành vấn đề khi mắc sai lầm miễn là bạn được chuẩn bị để đối phó với những hậu quả. Một cuộc đời không có những sai lầm rất có thể là một cuộc đời nghèo nàn. Bạn phải mạo hiểm để đạt được phần thưởng.
Dưới đây là những sai lầm ngu ngốc nhiều người vô tình mắc phải. Hãy thay chúng bằng những thói quen tốt mặc dù không giúp bạn hoàn hảo hơn nhưng sẽ giúp bạn đi tới thành công, tránh được những tổn thất không thể khắc phục và giảm bớt căng thẳng.
1. Chờ đợi khoảnh khắc lý tưởng
Nhiều người chờ khoảnh khắc lý tưởng để thực hiện điều gì đó nhưng rồi thời điểm này nhanh chóng ra đi trong khi chưa kịp kích hoạt. Kiên nhẫn là một đức tính tốt, nhưng bạn phải hành động ngay khi phán đoán tốt nhất của bạn nói rằng bạn đã sẵn sàng. Thời điểm hoàn hảo không tồn tại.
Thói quen gợi ý: Thay vì chờ đợi khoảnh khắc lý tưởng, hãy tập tìm kiếm thời điểm mang tính cơ hội. Bạn có thể luôn luôn điều chỉnh được tốc độ làm việc của mình khi chủ động hơn.
2. Bỏ qua những chiến thắng nhỏ
Một cú nhảy cất cánh qua hàng rào cao là thứ hấp dẫn nhưng không phải lúc nào bạn cũng làm được điều này. Nếu bạn chỉ xem những cú nhảy vượt trội như vậy là thành công thì bạn đang có kha khá những thất bại và giấc mơ chưa được hoàn thành. Hầu hết những người thành công học cách làm sao để cất cánh từ những bậc hàng rào nhỏ, tận hưởng những cú ngã và sau đó lập mục tiêu cao hơn. Stephen Guise, tác giả cuốn sách How to be an Imperfectionist: The way to self- Acceptance, Fearless Living, and Freedom from Perfectionism cho biết: "Cơ hội tốt nhất của bạn để đạt được ước mơ lớn của mình là vượt qua những mục tiêu nhỏ về số lượng."
Thói quen gợi ý: Hãy nhìn vào từng mục tiêu như là một phần trong chuỗi các sự kiện quan trọng có giá trị gia tăng. Bên cạnh đó bạn nên theo dõi các thay đổi nhỏ, tốt hay xấu. Bạn giữ được động cơ và tất nhiên sửa chữa cũng sẽ dễ dàng hơn.
3. Khiếp sợ nỗi xấu hổ
Nếu bạn nghĩ mắc sai lầm chỉ là điều riêng tư không có nghĩa những người khác không nhìn ra sai lầm của bạn. Hãy đối mặt với với một thực tế rằng: Bạn sẽ phạm sai lầm và bạn sẽ cảm thấy xấu hổ. Nhưng điều đó sẽ giúp mọi người nhìn nhận bạn là con người bình thường. Guise cho rằng "Bị nhìn thấu và thậm chí xấu hổ đôi khi là một phần thiết yếu của cuộc sống." Xấu hổ là một cảm xúc thoáng qua mà không kéo dài và việc chia sẻ khả năng dễ bị tổn thương của chính bạn thực sự sẽ giúp bạn liên kết tốt hơn với đồng đội của mình.
Thói quen gợi ý: Sẵn sàng hành động bất chấp nguy cơ. Nếu bạn thừa nhận thất bại với nụ cười và thái độ tích cực, tình yêu và sự hỗ trợ của những người khác sẽ làm sống lại động lực và làm cho bạn mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
4. Lo sợ sự phán xét
Cũng giống như xấu hổ, những lời phán xét cũng mang đến cảm giác khó chịu. Nó làm tổn thương trong suy nghĩ rằng chúng ta kém thông minh hay có khiếm khuyết về ngoại hình, tài năng. Nhưng tìm kiếm cách bớt đau đớn bằng sự đồng thuận, tán dương từ người khác lại là một cái bẫy. Guise giải thích: "Bạn sẽ không bao giờ làm hài lòng tất cả mọi người, và thậm chí cố gắng để làm hài lòng một nhóm cụ thể cũng không có ý nghĩa, bởi là chính bạn là cách một cách tự nhiên làm hài lòng một số người và tránh xa người khác. Việc cần đến sự tán đồng chín là thứ xâm phạm đến bản sắc riêng của bạn”.
Thói quen gợi ý: Vui vẻ đón nhận những chỉ trích mang tính xây dựng. Hãy cho mọi người thấy bạn tin tưởng những gì mình có thể mang lại và nhờ họ giúp đỡ một phần trong việc xây dựng, sau đó sử dụng những góp ý dựa trên điều chỉnh của bạn. Bạn không thể cảm thấy thoải mái khi bắt đầu nhưng bạn sẽ thấy sự phát triển của bạn thân và sự tự tin của bạn cũng sẽ nảy nở.
5. Ám ảnh quá về kết quả
Mục tiêu là điều tốt, cần thiết. Nhưng nếu bạn dành thời gian và sự chú ý của bạn với một thái độ duy nhất là chỉ chấp nhận điều tốt, bạn sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội. Tất cả những năng lượng sử dụng trong việc lo lắng quá mức nên dành cho việc chuẩn bị năng lượng cần thiết để đối mặt với thất bại, chuẩn bị cho thành công.
Thói quen đề nghị: Guise khuyến cáo rằng bạn "Chọn việc có mức cao với những kỳ vọng cụ thể và mức thấp với những kỳ vọng không cụ thể.” Hãy tự tin vào khả năng của bạn và rộng mở với vô số các kết cục có thể xảy ra.