Hãy tưởng tượng một thế giới nơi bạn có đủ khả năng để có những kỳ nghỉ hoàn hảo, trả tiền học đại học cho bọn trẻ và cống hiến cho cộng đồng. Đó là một giấc mơ tuyệt vời, phải không?

Thực tế, đó không phải là một giấc mơ viển vông. Chỉ cần thay đổi một vài thói quen chi tiêu cũng có thể giúp bạn nhanh chóng biến những điều nếu-điều-đó thành hiện thực.

Thói quen kiếm tiền hình thành như thế nào?

Đối với mỗi người trong chúng ta, những lựa chọn hàng ngày của chúng ta sẽ tăng lên theo thời gian. Hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ xem thói quen chi tiêu của bạn đến từ đâu. . .

Lớp học về tiền của bạn

Thực tế, bạn đã học được rất nhiều thứ, cho dù nó được cố ý dạy cho bạn hay không. Cha mẹ bạn đã nói bao nhiêu về tiền? Tiền có phải ưu tiên trong gia đình bạn không? Những điều này chắc chắn đã ảnh hưởng đến suy nghĩ của bạn về tiền ngày hôm nay.

5 Thói quen chi tiêu cần loại bỏ ngay hôm nay nếu bạn không còn muốn kẹt trong nợ nần - Ảnh 1.

Cha mẹ bạn có dạy bạn các chi tiêu tiền như thế nào khi còn nhỏ? Ví dụ như mẹo đi chợ, chọn thức ăn...? Tất cả đều ảnh hưởng đến thói quen tiền bạc của bạn. Ảnh minh hoạ

Tính cách của bạn

Khi chúng ta nhìn vào các lớp học về tiền thời thơ ấu của mình, hãy nhớ rằng tất cả chúng ta đều khác nhau. Niềm đam mê, nỗi sợ hãi và ước mơ của chúng ta khác nhau.

Ngay cả khi bạn có anh chị em lớn lên trong cùng một ngôi nhà, và ngay cả khi bạn có những trải nghiệm bên ngoài giống nhau, cách bạn nhận thức và nội tâm hóa những trải nghiệm đó có thể rất khác nhau.

Đây là lý do tại sao bạn có thể có thói quen tiền bạc rất khác so với các thành viên còn lại trong gia đình.

Truyền thông và Văn hóa

Chúng ta bị tấn công bởi hàng nghìn quảng cáo mỗi ngày. Những người bán hàng muốn chúng ta mua đồ, và họ sẽ tạo quảng cáo theo cách khiến bạn phải chi tiền.

Bạn bè của chúng ta sẽ không nghĩ rằng chúng ta đang sống tốt trừ khi chúng ta chứng minh rằng chúng ta có tất cả mọi thứ - ngôi nhà hoàn hảo, kỳ nghỉ trong mơ... trên Facebook và Instagram, phải không? Thực tế, tiêu chuẩn tưởng tượng trong nền văn hóa của chúng ta đã vượt quá tầm kiểm soát.

5 Thói quen chi tiêu cần loại bỏ ngay hôm nay nếu bạn không còn muốn kẹt trong nợ nần - Ảnh 2.

Đừng sống chỉ để nói với mọi người rằng bạn hạnh phúc, bạn giàu có. Ảnh minh họa

Vậy làm thế nào để loại bỏ những thói quen tài chính không tốt? Trước hết hãy xem đâu là những thói quen "có hại" mà bạn cần loại bỏ.

5 Thói quen chi tiêu cần loại bỏ ngay hôm nay

1. Chi tiêu không có kế hoạch

Nếu bạn không có ngân sách hàng tháng, tiền của bạn sẽ biến mất và bạn sẽ không biết nó đã đi đâu. Có quá nhiều người sống bằng số tiền họ kiếm được và sử dụng thẻ tín dụng để bù đắp các khoản chênh lệch. Nhưng khi bạn có kế hoạch để sống với số tiền ít hơn số tiền bạn làm ra và tiết kiệm cho những vấn đề đột xuất, bạn đã dẫn trước cuộc chơi.

2. Thanh toán thuận tiện

Mua sắm trực tuyến hiện tại đã rất thuận tiện, mọi thông tin về thẻ của bạn đều được lưu trên các website, hay chỉ cần có số tài khoản bạn cũng có thể chuyển khoản tới người nhận ngay lập tức. Chính điều đó cũng góp phần khiến cho tình trạng mua sắm bốc đồng ngày càng nhiều. Vì vậy, hãy dừng lại và dành thời gian để xem xét xem bạn có thực sự cần những món đồ đó trước khi mua.

5 Thói quen chi tiêu cần loại bỏ ngay hôm nay nếu bạn không còn muốn kẹt trong nợ nần - Ảnh 2.

Hãy luôn cân nhắc thật kỹ trước khi thanh toán bất kỳ một khoản nào bằng thẻ của bạn. Ảnh minh hoạ

3. Mua sắm bốc đồng

Việc mua hàng bốc đồng là một thói quen vô cùng xấu đối với tài khoản ngân hàng của bạn. Chúng ta thường mua các mặt hàng như thực phẩm, quần áo, đồ gia dụng, đồ điện tử - nhưng rất nhiều trong số chúng lại bị vứt xó ngay sau khi được mang về nhà.

4. Chi tiêu để cảm thấy tốt hơn

Khi chúng ta thất tình, cãi nhau với người thân, bị điểm kém, sếp mắng... chúng ta thường rất hay mua sắm hay ăn uống để xoa dịu bản thân. Đây được gọi là chi tiêu theo cảm xúc, tất cả chúng ta đều đã từng như vậy vào thời điểm này hay thời điểm khác.

5 Thói quen chi tiêu cần loại bỏ ngay hôm nay nếu bạn không còn muốn kẹt trong nợ nần - Ảnh 4.

Đã bao giờ sau khi mua sắm về, bạn nhìn đống đồ vừa mua và muốn khóc chưa? Ảnh minh họa

Thật tuyệt khi chỉ cần giảm bớt căng thẳng và khơi dậy niềm vui bằng một chút mua sắm, nhưng niềm hạnh phúc đó sẽ không kéo dài! Nếu bạn muốn cảm thấy bình yên, hãy tập trung vào mục tiêu của mình mà không để cảm xúc hay ai đó cản trở bạn.

5. Chi tiêu nhưng không theo dõi

Bất kể bạn đã có kế hoạch chi tiêu tốt đến thế nào, bạn vẫn sẽ luôn cần theo dõi những khoản tiền của mình đã đi đâu mỗi tháng. Bởi rất nhiều khi, chúng ta sẽ thấu chi hoặc chi tiêu cho những khoản ngoài dự định. Việc theo dõi sát sao sẽ giúp bạn có thể nhận ra những vấn đề trong việc chi tiêu của mình và cải thiện chúng mỗi ngày.

Làm thế nào để phá bỏ thói quen chi tiêu xấu?

Việc đưa ra một vài quyết định đúng đắn sẽ giúp bạn đạt được thành công lâu dài. Vì vậy, bây giờ bạn đã biết thói quen chi tiêu nào phải thực hiện, sau đây là những gì cần thực hiện thay thế.

1. Lập ngân sách

Đặt tên cho mỗi khoản chi tiêu vào đầu tháng và tiết kiệm trước. Nếu không có khoản tiết kiệm để chi trả cho trường hợp khẩn cấp, an ninh tài chính của bạn sẽ gặp rủi ro và bạn sẽ bị cám dỗ để sử dụng thẻ tín dụng khi xe bị hỏng.

2. Hiểu bản thân và động lực của bạn

Mỗi ngày, bạn có quyền đưa ra các quyết định giúp bạn tiến lên về mặt tài chính hoặc khiến bạn lùi bước. Biết được điểm mạnh, điểm khó khăn và xu hướng của bạn là chìa khóa để sử dụng chúng làm lợi thế của bạn.

3. Lên kế hoạch ăn uống

Lên kế hoạch cho các bữa ăn của bạn vào đầu mỗi tuần để tránh phải đi ăn ngoài suốt cả tuần. Và khi bạn đi ăn ngoài, hãy suy nghĩ kỹ trước khi thêm vào món khai vị hoặc đồ uống.

4. Chờ đợi trước khi bạn mua

Bạn cần học cách nói không với bản thân để đạt được điều gì đó vĩ đại hơn về lâu dài - bất kể cảm xúc hiện tại của bạn như thế nào hay điều này đi ngược lại với những gì mà mọi người xung quanh đang làm. Một câu hỏi mà bạn nên tự hỏi mình là "liệu bạn có mua cái này nếu không ai nhìn thấy nó không?"

5 thói quen chi tiêu cần loại bỏ ngay hôm nay nếu bạn không muốn kẹt trong nợ nần - Ảnh 6.