1. Ngô
Bỏng ngô bị coi là thực phẩm khiến trọng lượng cơ thể tăng lên... "không thương tiếc", nhất là khi bạn vừa xem phim vừa ăn bỏng ngô và uống nước soda. Chính vì vậy, nhiều người thường né tránh luôn cả món ngô vì cho rằng ngô làm thành bỏng ngô thì cũng gây béo như nhau.
Thực tế, ngô lại được chứng minh là có chứa chất chống oxy hóa có tên là "polyphenol" nên nó thậm chí có lợi cho sức khỏe hơn cả các loại trái cây và rau quả. Những chất này có liên quan đến khả năng giảm bệnh tim và một số bệnh ung thư nhất định.
Đáng ngạc nhiên hơn là ngô còn chứa nhiều chất xơ và là một loại ngũ cốc nguyên hạt 100%.
Nên tránh: Tránh ăn ngô được chế biến với nhiều dầu và bơ (bỏng ngô) bởi món ăn này không những chứa các chất béo bão hòa không lành mạnh mà còn làm tăng lượng calo vào cơ thể nên chuyện tăng cân chỉ là "một sớm một chiều".
2. Sôcôla
2. Sôcôla
Nói đến việc ăn sôcôla người ta thường nghĩ ngay tới những ảnh hưởng kéo theo như calo tăng, mụn trứng cá nhiều hơn, chất caffeine làm da xấu đi...
Thực tế thì đúng là như vậy nếu bạn ăn nhiều sôcôla sữa, sôcôla đen lại là ngoại lệ, thậm chí sôcôla đen còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Trong sôcôla đen có chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ được gọi là flavonoid (chất này cũng có nhiều trong rượu vang đỏ, trà xanh, trái cây và rau...). Chất chống oxy hóa này có tác dụng giảm nguy cơ bệnh tim mạch vành, ung thư, huyết áp cao và đột quỵ.
Nên tránh: Tránh ăn sôcôla hàng ngày, cho dù đó là sôcôla đen vì sôcôla đen vẫn có cacao nên vẫn có thể làm bạn tăng cân (tăng cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ). Nghiên cứu Đức khuyên bạn chỉ nên tiêu thụ khoảng 6 gram sôcôla đen một ngày.
3. Trứng
Nhiều người kiêng cứ tuyệt đối món trứng vì sợ làm tăng cholesterol và nguy cơ bệnh tim. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, lutein tìm thấy trong trứng có tác dụng bảo vệ và chống lại sự phát triển sớm của bệnh tim. Trứng cũng chứa nhiều protein, vitamin D và các khoáng chất có lợi cho thị giác cũng như trí não của bạn.
Nên tránh: Nên tránh ăn trứng chế biến với nhiều bơ, dầu, pho mát và xúc xích vì nếu không chắc chắn món trứng sẽ làm tăng lượng cholesterol cho cơ thể. Mỗi tuần bạn cũng chỉ nên ăn 2-3 quả trứng.
4. Cà phê
Cà phê làm chậm quá trình phát triển, tác nhân gây bệnh tim và về lâu dài dẫn đến ung thư... điều này đúng hay sai? Xin trả lời luôn rằng đó là quan niệm cũ trước đây và quan niệm này cũng hoàn toàn sai lầm.
Thực ra, lợi ích của cà phê đối với sức khỏe vượt xa những rủi ro mà nó mang lại. Cà phê có chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa và có thể bảo vệ chống lại bệnh mất trí nhớ, Parkinson và bệnh tiểu đường loại 2.
Nên tránh: Không nên uống quá nhiều cà phê, chỉ 2 - 4 ly nhỏ một ngày là đã đủ để phát huy tác dụng của nó rồi. Nếu uống nhiều, có thể bạn sẽ phải đối mặt với sự khó chịu, mất ngủ và thậm chí là tăng lượng đường trong máu...
5. Bơ đậu phộng (bơ lạc)
Mặc dù chỉ 2 muỗng canh bơ đậu phộng đã có thể chứa khoảng 15 gam chất béo nhưng chất béo này có lợi cho sức khỏe tim mạch vì là loại đơn bão hòa (như dầu ô liu) nên bơ lạc không phải thực phẩm có hại cho sức khỏe như nhiều người nghĩ.
Bơ đậu phộng cũng giúp điều chỉnh sự thèm ăn vì nó chứa nhiều chất xơ và protein. Nó cũng chứa vitamin E, kali và vitamin B6. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy rằng tiêu thụ đậu phộng có thể làm giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường, bệnh tim và các bệnh mãn tính khác.
Nên tránh: Không phải cơ sở sản xuất nào cũng sản xuất bơ đậu phộng với tỷ lệ các thành phần như nhau, vì vậy khi mua bơ đậu phộng bạn cần lưu ý về lượng natri (muối) và đường trong đó.
Nhiều thực phẩm có tác dụng chữa bệnh rất tốt mà có thể bạn chưa biết...