Đối với hầu hết chúng ta, ban đêm là thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi sức khoẻ. Nhưng đó cũng là thời điểm mà bạn có thể gặp các triệu chứng bất thường, không ổn và cũng có thể là những manh mối cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp trục trặc.

1. Ợ nóng

Có thể là dấu hiệu bệnh ở thực quản.

Theo các chuyên gia sức khỏe thì có tới 40% người bình thường bị ợ nóng ở một giai đoạn nào đó trong cuộc sống và điều này là hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên, nếu ợ nóng kéo dài lại là hiện tượng không bình thường và cần được theo dõi. Nó có thể dẫn đến những thay đổi trong niêm mạc của thực quản (còn gọi là bệnh thực quản Barrett). Nó làm cho thực quản giảm khả năng chống axit, dễ bị ung thư. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe có thể giúp bạn phát hiện sớm nguy cơ ung thư. 

Thay đổi lối sống để giảm lượng axit cũng là một cách để tránh tình trạng ợ nóng, kể cả ợ nóng vào ban ngày hay đêm. Hoặc bạn có thể chuyển sang tư thế nằm ngửa để giảm tình trạng nhiều axit đi vào thực quản.

Ợ nóng cũng có thể là biểu hiện của bệnh viêm dạ dày, viêm thực quản, trào ngược dạ dày - thực quản hoặc gián đoạn thoát vị. Vì vậy, bạn nên đi khám bác sĩ nếu ợ nóng kéo dài hoặc gặp khó khăn khi nuốt, giảm cân đột ngột.

5 triệu chứng bất thường bạn có thể gặp về đêm 1
Ảnh minh họa

2. Nghiến răng khi ngủ

Có thể là dấu hiệu của sự căng thẳng.

Nghiến răng được công nhận là một hình thức rối loạn giấc ngủ, chỉ sau mất ngủ và ngáy ngủ. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra nghiến răng, bao gồm căng thẳng và lo lắng. Nghiến răng cũng có thể là hậu quả của của thói quen như uống rượu, hút thuốc lá và uống cà phê quá mức... 

Bạn có thể tránh nghiến răng bằng cách dùng thiết bị bảo vệ miệng hoặc giữ cho hàm dưới và lưỡi về phía trước. 

Nghiến răng cũng có thể dẫn tới tình trạng ngừng thở khi ngủ. Vì vậy, nếu bạn đang bị căng thẳng và lo lắng, hoặc có triệu chứng ngưng thở khi ngủ thì nên đi gặp bác sĩ sớm.

3. Ra mồ hôi đêm

Có thể là triệu chứng của bệnh lao.

Nếu bị bệnh lao, nhiệt độ cơ thể có xu hướng tăng lên vào buổi tối và ban đêm, cao hơn hẳn so với ban ngày. Và trong trường hợp nghiêm trọng sẽ có dấu hiệu là ra mồ hôi nhiều về đêm. 

Tuy nhiên, ra mồ hôi về đêm cũng có thể là dấu hiệu của thời kì mãn kinh, viêm phổi hoặc bệnh bạch cầu hoặc lymphoma. 

Cũng có khi, bạn bị ra mồ hôi đêm chỉ đơn giản là do nhiệt độ phòng đang quá cao. 

Nếu bạn bị ra mồ hôi đêm liên tục trong hơn một tuần, kèm theo sụt cân nhanh chóng... thì cần đi khám sớm để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác.

5 triệu chứng bất thường bạn có thể gặp về đêm 2
Ảnh minh họa

4. Đi tiểu nhiều về đêm

Có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Đi tiểu nhiều vào ban đêm là một triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường, nhưng không phải ai cũng biết điều này. Khi bị bệnh tiểu đường, lượng đường trong cơ thể bạn tăng lên và cơ thể đang cố gắng để đẩy nó ra với nước tiểu. Điều này khiến cho người bệnh liên tục có cảm giác muốn đi tiểu. 

Đi tiểu nhiều về đêm cũng có thể là dấu hiệu tuổi tác, thường gặp ở những người trên 40 tuổi. Bởi khi đó, các cơ quan liên quan đến hệ bài tiết và đường tiết niệu không còn hoạt động tốt như trước đây nữa. 

Với nhiều người trẻ tuổi, khỏe mạnh, nếu thường xuyên phải dậy đi tiểu về đêm thì rất có thể bạn đã uống nhiều nước trước khi ngủ hoặc do cơ thể bạn đang quá mệt mỏi. Để khắc phục, bạn nên uống ít chất lỏng trước khi ngủ và giảm căng thẳng một cách tối đa.

Nếu một đứa trẻ trước đây không hề đi tiểu về đêm mà nay thường xuyên bị tè dầm thì cha mẹ cũng nên chú ý về bệnh tiểu đường loại 1 chứ đừng chỉ cho rằng đó là do trẻ đang khó chịu về điều gì.

Trong bất cứ trường hợp nào, nếu thấy liên tục phải đi tiểu về đêm, bạn đều cần đi khám sớm. Bởi ngoài các nguy cơ trên, người thường xuyên đi tiểu đêm còn có thể gặp vấn đề ở vùng chậu (với phụ nữ) hoặc tiền liệt tuyến (với nam giới).

5. Chuột rút, đau chân

Có thể là dấu hiệu cơ thể bị thiếu chất.

Chuột rút ở chân có thể là một dấu hiệu của sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng có tác dụng điện phân, chẳng hạn như, kali và magiê, giúp kiểm soát cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Điều này ảnh hưởng đến khả năng của cơ bắp hoạt động. Canxi cũng cần thiết cho việc co sợi cơ, vì thế, nếu cơ thể thiếu canxi cũng dễ dẫn tới chuột rút. Magiê giúp với các xung thần kinh trên mô cơ. 

Bạn có thể bổ sung magiê bằng cách ăn hạt bí ngô, cá và rau xanh. Bổ sung kali từ chuối.

Chuột rút ở chân trong những người khỏe mạnh có thể là do thiếu natri (muối). Điều này xảy ra nếu bạn tập thể dục và đổ mồ hôi rất nhiều. 

Để giảm tình trạng này, bạn nên uống nhiều chất lỏng đặc biệt là nước dừa vì nước dừa có tác dụng điện giải rất tốt cho cơ thể.

Nếu bạn đang dùng các loại thuốc lợi tiểu hoặc đang có vấn đề về tim mạch thì bạn cũng dễ bị chuột rút về đêm. Do đó, bạn nên đi khám để biết được nguyên nhân tại sao mình bị như vậy.



Chọn đúng loại gia vị cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị bệnh tim
5 triệu chứng bất thường bạn có thể gặp về đêm 3