Trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence) hay còn được biết đến là chỉ số cảm xúc (emotional intelligence quotient - EQ) của mỗi cá nhân. Nó biểu hiện khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của chính mỗi người, của người khác, của các nhóm cảm xúc.

Chúng ta vẫn thường được nghe mọi người khuyên hãy giữ “cái đầu lạnh”. Tức là nếu bạn có năng thực thôi là chưa đủ. Chị em còn cần phải biết kiểm soát hành vi và điều tiết cảm xúc để hài hòa với mọi người xung quanh. Việc sở hữu chỉ số cảm xúc thấp đôi khi là dấu hiệu của con người vô cảm, vô trách nhiệm và có hành vi độc hại ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

Dưới đây là 6 hành vi mà người có chỉ số cảm xúc thấp hay làm, chị em nên nắm bắt để phát hiện ra kiểu người này nhé!

1. Hay đổ lỗi và suy nghĩ tiêu cực về mọi người xung quanh

Dường như lăng kính nhìn đời của những người này luôn u ám và toàn là những điều không tích cực. Trong khi những người khác cố gắng để phân tích, đưa ra lựa chọn một cách sáng suốt thì kiểu người này luôn nghĩ về viễn cảnh tăm tối, sự thất bại. Mặt khác, trong những tình huống gặp rủi ro, người có trí tuệ cảm xúc thấp luôn tìm mọi cách để đổ lỗi sang cho đồng nghiệp.

6 hành vi độc hại của những người có chỉ số cảm xúc thấp chốn công sở, IQ dẫu cao mấy cũng đều vô dụng! - Ảnh 1.

2. Áp đặt người khác bằng suy nghĩ của mình

Tất cả chúng ta được sinh ra, lớn lên và giáo dục trong những môi trường, hoàn cảnh khác nhau. Vì thế suy nghĩ cũng khó mà đi theo hướng đồng điệu. Nhưng thay vì chấp nhận sự đa dạng ấy, những kẻ trí tuệ cảm xúc thấp lại áp đặt lối suy nghĩ của mình lên người khác. Họ cho rằng những trải nghiệm của họ là chuẩn mực, nếu không làm theo sẽ gặp thất bại.

3. Không nhớ tên mọi người

Tất nhiên khi gặp nhiều người, chúng ta khó mà nhớ ngay tên của họ. Thế nhưng kẻ có trí tuệ cảm xúc thấp lại cho thấy sự không nỗ lực để ghi nhớ điều cơ bản nhất của người khác. Vì nhớ tên là một trong những cách dễ dàng và hiệu quả nhất để xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp, nên việc thất bại hết lần này đến lần khác là dấu hiệu cảnh báo rằng bạn không thực sự quan tâm đến những gì người khác nghĩ và cảm nhận.

6 hành vi độc hại của những người có chỉ số cảm xúc thấp chốn công sở, IQ dẫu cao mấy cũng đều vô dụng! - Ảnh 2.

4. Luôn chuyển cuộc hội thoại về phía bản thân mình

Giống như thể họ là cái rốn vũ trụ, những người trí tuệ cảm xúc thấp luôn muốn bản thân được là trung tâm trong mọi cuộc trò chuyện. Ví dụ như một đồng nghiệp kể chuyện “Tôi đã gặp chuyện ABC…”, thì người trí tuệ cảm xúc thấp sẽ đáp “Tôi cũng từng gặp chuyện kinh khủng hơn thế”. Ngược lại, người có EQ cao sẽ hỏi “Trải nghiệm của bạn tồi tệ như thế nào, bạn có thể chia sẻ cho mình được không?”

5. Nói nhiều hơn lắng nghe

Từ việc muốn mình là trung tâm của mỗi cuộc nói chuyện, người có trí tuệ cảm xúc thấp sẽ nói liên tục không ngừng nghỉ. Họ không muốn lắng nghe bất cứ một ai, không có khả năng lẫn nhu cầu thấu hiểu đồng nghiệp. Hơn nữa, việc nói quá nhiều còn là biểu hiện của cố tình che đi những khiếm khuyết của bản thân. Họ nghĩ phải lấn át đối phương bằng lời nói thì mới có thể giành chiến thắng.

6 hành vi độc hại của những người có chỉ số cảm xúc thấp chốn công sở, IQ dẫu cao mấy cũng đều vô dụng! - Ảnh 3.

6. Luôn cố tỏ ra đa nhiệm

Trong xã hội ngày nay, đa nhiệm không phải là một điều xấu. Người có thể hoàn thành nhiều việc trong cùng một lúc luôn được đánh giá cao. Nhưng với kẻ trí tuệ cảm xúc thấp, đa nhiệm lại là một điều làm cho họ trở nên lố bịch trong mắt người khác. Ví dụ như lúc giao tiếp với nhau, người trí tuệ cảm xúc thấp lại chú tâm hơn vào việc riêng như phớt lờ lời người khác, bấm điện thoại, không tập trung... Họ cho rằng mình cái gì cũng giỏi nhưng thực chất chẳng giỏi cái gì.

Trên đây là 6 dấu hiệu của một đồng nghiệp có chỉ số EQ thấp, tốt nhất bạn không nên tiếp xúc giao du quá nhiều để tránh phiền phức và kém hiệu quả trong công việc nhé!

6 hành vi độc hại của những người có chỉ số cảm xúc thấp chốn công sở, IQ dẫu cao mấy cũng đều vô dụng! - Ảnh 4.

Theo B.I