1. Mua sản phẩm của siêu thị/cửa hàng tự sản xuất

Nếu bạn thường mua sắm ở các siêu thị hay cửa hàng thì sẽ không quá lạ lẫm với các sản phẩm do chính cửa hàng hoặc siêu thị đó sản xuất. Những sản phẩm này thường có mức giá thấp hơn hẳn vì nó không cần mất tiền cho các dịch vụ tiếp thị, quảng cáo giống như các thương hiệu sử dụng để thu hút khách hàng.

Thật thông minh khi bạn biết tiêu đồng tiền của mình vào đâu là đúng chỗ. Chưa kể, nếu là thành viên còn nhận được ưu đãi kép với giá cả các mặt hàng. Bạn có thể tận dụng điều này để chỉ phải trả một mức phí ít nhất. 

2. Đặt mua đồ nông sản/thực phẩm tươi sống theo số lượng nhiều từ trang trại

6 mẹo đơn giản tưởng chừng như ai cũng biết nhưng hóa ra vẫn để lọt khiến tiền trong hóa đơn mua thực phẩm "tăng vèo vèo" không kiểm soát - Ảnh 2.

(Hình minh họa).

Rất nhiều chị em có thói quen đặt mua các sản phẩm nông sản và tươi sống từ những địa chỉ sạch ở dưới quê, gửi xe vận chuyển lên thành phố để sử dụng. Mẹo chi tiêu hợp lý này luôn mang tới hiệu quả nhưng nhiều người vẫn lười và chọn cách mua nhanh tại siêu thị cho đỡ tốn công.

Tuy nhiên, chỉ cần tốn một ít thời gian nếu có mối quan hệ thân thiết, quen biết và nắm rõ nguồn gốc của các loại nông sản, thịt tươi sống là bạn đã mua được số lượng nhiều với giá cực phải chăng rồi. Chưa kể còn đảm bảo chất lượng nữa.

3. Mua nhãn riêng

Nếu bạn đang tìm cách cắt giảm chi phí, hãy mua sắm thương hiệu riêng của cửa hàng. Nó luôn rẻ hơn so với các sản phẩm mang thương hiệu khác, trung bình từ 20% đến 30%. 

Những sản phẩm này cũng có chất lượng tương đương với những sản phẩm cùng ngành. "Nói chung, các sản phẩm thuộc cửa hàng tôi đã mua cũng tốt tương đương lại có giá bán ổn hơn rất nhiều", một người dùng cho biết.

4. Nhặt đồ đông lạnh trước

6 mẹo đơn giản tưởng chừng như ai cũng biết nhưng hóa ra vẫn để lọt khiến tiền trong hóa đơn mua thực phẩm "tăng vèo vèo" không kiểm soát - Ảnh 3.

(Hình minh họa).

Trong khi giá thịt lợn có chiều cao trong nhiều tháng trở lại đây, cùng với đó là nhu cầu muốn cắt giảm chi phí cho thịt gia cầm, cá và trứng thì mặt hàng đông lạnh có thể là lựa chọn dành cho bạn. Mức giá của các mặt hàng này thường rất ổn định. 

Chưa kể, những loại mặt hàng đông lạnh luôn được bổ sung đầy đủ, số lượng dồi dào lúc nào cũng có thể cung cấp cho người tiêu dùng lựa chọn.

5. Chú ý đến thành phần

Giá trên một số mặt hàng có thể ổn định nhưng không có nghĩa là sẽ không tăng. Một số thực phẩm thiết yếu như thịt gia cầm, rau xanh, trứng và sữa và nông sản có khả năng tăng nhẹ từ 1% - 2% giá bất cứ lúc nào. 

Điều đó nói lên rằng, tăng giá đối với các mặt hàng ổn định sẽ diễn ra chậm hơn vì chúng thường được trữ trong kho. Trường hợp đối với các loại thịt tươi sống, mức giá sẽ tăng nhiều hơn so với các ngành khác. 

Chỉ có một vài thương hiệu và nhà cung cấp thịt bán lẻ, công ty thực phẩm sản xuất đồ ăn nhẹ thì mức giá mới không nhảy vọt đột biến. Chính vì vậy, khi mua sắm bạn nên chú ý tới thành phần của thực phẩm. Nếu các loại có xu hướng tăng nhanh trong thời gian tới, bạn nên chủ động mua tích trữ để dùng dần.

6. Tránh loại thực phẩm chế biến sẵn

Nếu bạn đang tìm cách cắt giảm ngân sách các loại thực phẩm của mình thì nên cân nhắc việc bỏ qua các loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc các bữa ăn đóng hộp. Chúng không chỉ đắt hơn mà còn sử dụng các thực phẩm với chi phí nguyên liệu thô cao hơn.

Việc mua ít thực phẩm chế biến sẵn và nhiều nguyên liệu hơn để nấu các bữa ăn sẽ giảm được chi phí tiêu dùng. Hãy suy nghĩ về việc mua mì, thịt bò xay, cà chua và gia vị thay vì chọn một bữa ăn đóng hộp.

Theo Cnbc