Khi bạn đang cố gắng ăn uống lành mạnh và bổ dưỡng, mọi người sẽ thường bắt đầu với việc tự nấu nướng ở nhà và mua hàng tại các siêu thị hay đi chợ.

Thực tế, việc mua sắm hàng tạp hóa gây khá nhiều căng thẳng bởi dù bạn đang đi siêu thị hay ghé một cửa hàng tạp hóa gần nhà hoặc mua sắm trực tuyến, việc có quá nhiều lựa chọn và cố gắng đáp ứng yêu cầu của mọi người trong một ngân sách hạn chế sẽ gây ra rất nhiều khó khăn.

Hãy thử 6 cách sau để việc mua sắm tạp hóa không còn là vấn đề khiến bạn đau đầu.

1. Sắp xếp tủ lạnh và tủ đựng thức ăn ngăn nắp

Khi tủ lạnh và tủ đựng thức ăn (các loại đồ khô) của bạn được sắp xếp hợp lý, bạn sẽ dễ dàng biết được những nguyên liệu nào đã có ở nhà và những thứ bạn cần mua thay vì mua mọi thứ một cách mù quáng.

Mẹo giúp bạn mua sắm tạp hóa hay đi chợ không còn khiến bạn căng thẳng - Ảnh 1.

Hãy luôn giữ tủ lạnh ngăn nắp và sạch sẽ. Bạn cũng có thể dán nhãn đồ ăn để biết khi nào thì chúng bị hết hạn. Ảnh minh họa

2. Trang bị cho mình danh sách đồ cần mua

Đừng bao giờ đi chợ mà không có danh sách. Bạn sẽ mua mọi thứ thậm chí cả những thứ bạn không cần.

Nhưng một danh sách thực phẩm sẽ giúp bạn mua đúng những gì bạn cần, phù hợp với túi tiền và cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian lựa đồ.

Mẹo giúp bạn mua sắm tạp hóa hay đi chợ không còn khiến bạn căng thẳng - Ảnh 2.

Có một danh sách mua sắm, bạn sẽ không quên mua thứ gì đó cũng như không mua quá nhiều những thứ không cần thiết. Ảnh minh họa

Điều này cũng giúp bạn lên kế hoạch thực đơn của mình trước để tránh đồ ăn lặp lại nhiều lần trong tuần.

3. Không mua sắm khi đói

Nếu thấy đói trong khi đi mua đồ, bạn có nhiều khả năng mua nhiều đồ ăn vặt và calo rỗng hơn là các lựa chọn lành mạnh. Thêm vào đó, bạn cũng dễ dàng chọn mua các đồ ăn đã pha chế sẵn - đắt hơn và có thể không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Mẹo giúp bạn mua sắm tạp hóa hay đi chợ không còn khiến bạn căng thẳng - Ảnh 3.

Khi đói, rất có thể bạn muốn có đồ ăn ngay thay vì tự nấu nướng. Bạn sẽ dễ dàng mua đồ ăn vặt hay những món ăn chế biến sẵn bán đầy ngoài chợ và trong siêu thị. Ảnh minh họa

Hãy kiềm chế nỗi lo lắng bằng cách ăn trước khi mua sắm để bạn không bị cám dỗ lãng phí tiền vào những thứ bạn không thực sự cần.

4. Mua sắm vào giờ thấp điểm

Hãy cố gắng tránh những thời điểm bận rộn nhất như buổi chiều tối khi tan làm và cuối tuần - bởi đó sẽ là thời gian mọi người thường đi mua đồ. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải xếp hàng chờ rất lâu - hoặc đồ bạn cần có thể bị hết.

Thay vào đó, hãy thức dậy vào sáng sớm các ngày (mọi người sẽ bận rộn đi làm vào sáng sớm hoặc ngủ nướng vào cuối tuần), bạn sẽ có thể mua được đồ ăn tươi ngon, không phải xếp hàng dài - điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Mẹo giúp bạn mua sắm tạp hóa hay đi chợ không còn khiến bạn căng thẳng - Ảnh 4.

Đừng lãng phí thời gian vào việc xếp hàng dài chờ thanh toán trong siêu thị, điều này sẽ khiến bạn cáu kỉnh và thậm chí không bao giờ còn muốn tự nấu ăn

Ngoài ra, hãy lặp lại thói quen đi mua đồ ít nhất 1 tuần 1 lần để giảm thiểu việc bạn phải mua quá nhiều thứ cùng một lúc.

5. Đôi khi đồ đông lạnh lại tươi hơn đồ mới

Trái cây và rau đông lạnh đôi khi có thể tốt hơn về mặt dinh dưỡng so với đồ tươi sống, vì thường chúng sẽ được thu hoạch khi ở độ chín và độ tươi cao nhất và được chế biến rồi mang đi cấp đông ngay để giữ được chất dinh dưỡng và hương vị.

Thêm vào đó, các lựa chọn đông lạnh cũng có thể rẻ hơn nhiều so với những món đồ tươi sống.

Mẹo giúp bạn mua sắm tạp hóa hay đi chợ không còn khiến bạn căng thẳng - Ảnh 5.

Tất nhiên, hãy chú ý đến ngày sản xuất và hạn sử dụng. Ảnh minh họa

6. Nhìn lên và xuống, trong và ngoài các kệ đồ

Nếu bạn thực sự để ý khi đi siêu thị hay các cửa hàng bán lẻ, những món đồ đắt tiền thường được để ở khu vực dễ dàng thấy - ngang tầm mắt bạn, những món đồ gần hết hạn sẽ được đặt ngoài cùng của kệ.

Mẹo giúp bạn mua sắm tạp hóa hay đi chợ không còn khiến bạn căng thẳng - Ảnh 6.

Chính vì vậy, hãy quan sát thật kỹ khu vực để sản phẩm bạn định mua - xem có sản phẩm nào đủ tốt mà giá mềm hơn không? Hay những món đồ bạn cần có thực sự là những món có hạn sử dụng xa nhất?

6 mẹo giúp bạn đi chợ mua đồ mà không còn căng thẳng để nghĩ "hôm nay ăn gì" - Ảnh 8.