Một trong những phản xạ đặc trưng ở bé là giật mình. Bất kỳ sự thay đổi đột ngột nào ở giường (cũi) trong lúc bé đang ngủ đều khiến bé giật mình. Bé giật nảy mạnh đến mức có thể quăng cả hai tay ra khỏi người. Nhưng ngay sau đó, bé sẽ thu tay lại như thể đang ôm lấy mình. Cuối cùng, rất có thể bé sẽ khóc.
2. Phản xạ nắm bắt
Nhiều cha mẹ nhận biết rõ phản xạ này ở bé. Nếu bạn đưa ngón tay của mình vào lòng bàn tay của bé, các ngón tay của bé sẽ tự động đóng lại.
Bé sơ sinh cũng có phản xạ tương tự với bàn chân của bé. Nếu bạn bấm móng chân cho con, bé sẽ cụm các ngón chân của mình lại.
Ảnh minh họa
3. Phản xạ cơ bản (rooting reflex)
Nếu bạn chạm vào má của bé, bé sẽ hướng về phía má vừa được chạm. Điều này được gọi là phản xạ cơ bản. Nó rất hữu ích khi bạn muốn cho bé ăn. Bé sẽ hướng về núm vú mẹ theo hướng mà bên má của bé được vuốt ve.
4. Phản xạ mút
Phản xạ mút thường xảy ra với các phản xạ cơ bản nhưng cũng có thể xảy ra đơn độc. Hãy chạm vào môi của bé, sau đó bạn quan sát chuyển động mút và nuốt mà bé của bạn vừa tạo ra.
5. Phản xạ phòng vệ
Ví dụ như ho và hắt hơi hoặc khi có cái gì che vào mặt bé, bé sẽ liên tục giật nó ra khỏi mặt. Các phản xạ này rất hữu ích nhưng nó cũng giải thích vì sao, bé thường cáu kỉnh khi được mẹ kéo cổ áo ra khỏi đầu.
6. Phản xạ Babkin
Khi bé thức giấc, bạn thử nhẹ nhàng ấn vào lòng bàn tay của cả hai tay bé cùng một lúc. Sau đó, quan sát những phản xạ ở miệng của bé. Bé sẽ mở miệng to và có thể thụt luỡi vào sâu bên trong.
Khi nhắc đến trẻ sơ sinh, chắc chắn trong suy nghĩ của nhiều người chỉ là những tiếng khóc triền miên với tã, bỉm và sữa. Nhưng ngoài những điều đó ra thì trẻ sơ sinh còn rất nhiều bí mật thú vị đấy!