Chứng ốm nghén là dấu hiệu có thai phổ biến ở bà bầu. Giai đoạn này họ sẽ thường cảm thấy buồn nôn hoặc nôn, nhất là vào buổi sáng và khi ngửi thấy mùi thức ăn. Tình trạng này khiến cơ thể thai phụ luôn mệt mỏi, khó chịu, chán ăn. Một số bà bầu còn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt và nặng hơn là tụt huyết áp.
Để thoát khỏi cơn ốm nghén, mẹ bầu nên:
- Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và thư giãn càng nhiều càng tốt. Stress và mệt mỏi có thể khiến tình trạng ốm nghén trở nên tồi tệ hơn.
- Bà bầu nên uống từng ngụm nhỏ và thường xuyên. Việc này có thể giúp ngăn ngừa nôn hơn là bạn uống một lượng nước lớn cùng một lúc.
- Tránh những đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc có mùi tanh, ngấy.
- Chia nhỏ các bữa ăn và hạn chế để dạ dày trống vì có thể làm bạn cảm thấy buồn nôn. Bạn cần giữ lượng đường trong máu không xuống quá thấp bằng cách ăn một lượng nhỏ thức ăn ít đường, thực phẩm giàu chất xơ hay chứa nhiều carbohydrate và ít chất béo như bánh mì, cơm hoặc mì ống.
- Bà bầu nên ưu tiên ăn những thực phẩm dễ ăn như bánh mì nướng hoặc bánh quy giòn.
- Gừng được xem là một trong những phương pháp giúp giảm buồn nôn. Mẹ có thể sử dụng gừng dưới dạng sản phẩm như bánh quy gừng, trà gừng hoặc dùng siro gừng, viên nang hoặc viên nén.
- Áp dụng cách bấm huyệt cũng có thể làm giảm buồn nôn và ói mửa.
- Nếu như những việc thay đổi lối sống và các liệu pháp hỗ trợ khác không có tác dụng, mẹ bầu có thể sử dụng một số loại thuốc an toàn cho bà bầu. Tuy nhiên việc này cần có sự tư vấn của bác sĩ.
Dưới đây là 6 thức uống bổ dưỡng từ những nguyên liệu quen thuộc giúp mẹ bầu giảm cơn ốm nghén
1. Nước ép chanh táo
Với hàm lượng chất dinh dưỡng có lợi vô cùng dồi dào, bà bầu hoàn toàn có thể sử dụng nước ép chanh táo trong thời kỳ mang thai. Thực chất, bà bầu uống nước ép táo giúp mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, loại nước ép giàu dưỡng chất này còn hỗ trợ sự phát triển não bộ của thai nhi. Một chút chanh giúp mẹ bầu giảm cảm giác khó chịu, buồn nôn.
2. Nước ô mai
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu hoàn toàn có thể ăn ô mai mơ gừng, đặc biệt trong thời gian thai nghén. Các biểu hiện như nôn ói khiến mẹ không có cảm giác thèm ăn, ô mai mơ gừng sẽ giúp giảm cảm giác nôn ói, ghê cổ rất hiệu quả.
Nếu không muốn ăn, mẹ bầu hoàn toàn có thể pha thành nước uống cũng rất ngon và khiến cơ thể cảm thấy dễ chịu.
3. Trà gừng
Uống trà gừng khi mang thai cần uống với số lượng hợp lý sẽ an toàn cho phụ nữ mang thai. Sản phụ có thể dùng đến 1 gram (1.000 mg) gừng mỗi ngày vẫn an toàn. Điều này tương đương với 4 tách (950ml) trà gừng đóng gói, hoặc trà gừng tự làm từ 1 muỗng cà phê (5 gram) củ gừng nghiền ngâm trong nước.
Có rất nhiều bác sĩ khuyên dùng trà gừng để trị chứng buồn nôn khi mang thai. Uống trà vào buổi tối và ngay sau khi thức dậy có thể giúp kiểm soát cơn ốm nghén.
4. Sinh tố chuối kết hợp sữa chua
Một quả chuối chứa 4g chất xơ và khoảng 20% lượng vitamin C và vitamin B6 cần thiết cho nhu cầu hàng ngày của bạn. Vitamin B6 giúp điều chỉnh natri và nồng độ kali có thể bị mất cân bằng nếu bạn đang bị ốm nghén.
Chuối cũng chứa hàm lượng magie và kali phong phú, rất quan trọng cho việc duy trì một sự cân bằng chất lỏng khỏe mạnh. Sữa chua có chứa vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giàu canxi và lại chứa ít đường. Sự kết hợp hai loại thực phẩm này trở thành thức uống tuyệt vời cho sức khỏe thai kỳ.
5. Nước mía
Uống một ly nước mía với một lát gừng có thể làm giảm chứng ốm nghén, một triệu chứng phổ biến của phụ nữ mang thai. Bạn có thể dùng thức uống này 2 lần/ngày nếu đang bị ốm nghén. Tuy nhiên, mẹ không nên uống quá nhiều bởi sẽ gây ảnh hưởng tới việc kiểm soát cân nặng trong thai kỳ.
6. Trà chanh mật ong
Mùi thơm của chanh kết hợp với mật ong có tác dụng kháng khuẩn, tránh các tình trạng nhiễm trùng dẫn đến buồn nôn. Pha chế trà chanh mật ong cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng: 2 thìa nước cốt chanh (hoặc vài lát chanh) và 2 thìa mật ong cho vào nước ấm rồi khuấy đều là có thể thưởng thức.