Đôi lúc chúng ta không để ý, nhưng những người mẹ này đang phải gánh vác 2 phần công việc full-time mỗi ngày: vừa làm mẹ và vừa làm người xây dựng kinh tế gia đình. Bạn có đang cảm thấy kiệt sức và quá tải vì điều này? Nếu vừa phải chăm con vừa đi làm, bạn không cô đơn vì có 1,5 tỷ người mẹ như vậy trên thế giới.

Nhưng một báo cáo gần đây của các chuyên gia tại Harvard đã nhấn mạnh rằng: con cái không phải là rào cản để 1 người phụ nữ thành công mà là động lực vững chắc phía sau của họ.

Nói cách khác, là 1 người mẹ, họ không có cơ hội để trở thành 1 người phụ nữ thành công, mà là 1 người phụ nữ rất thành công. Bạn biết không! Khi đứa trẻ sinh ra, sự liên kết của đứa con với người mẹ không chỉ tạo cho họ những "liều thuốc hạnh phúc" để họ bứt phá bản thân, mà còn dạy cho họ những bài học quan trọng như sự kiên nhẫn, sự vị tha và tình yêu lớn hơn.

Vừa chăm con vừa đi làm, bạn không cô đơn vì có 1,5 tỷ người mẹ như vậy trên thế giới - Ảnh 1.

Không có cánh cửa nào đóng lại khi bạn làm mẹ, thậm chí nó là cánh cửa lớn hơn. Có đôi lúc bạn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, không muốn tiếp tục cố gắng thì hãy nhớ tới những lời khuyên sau đây. 

1. Hãy biến suy nghĩ tiêu cực thành việc làm có thể làm cho con

Thay vì ngồi đau khổ ở bàn làm việc, lâu lâu nhìn hình và nhớ con, và bạn có thể cảm thấy đau lòng vì không dành đủ thời gian chăm sóc trẻ mỗi ngày, bạn nên dùng thời gian này để thiết lập 1 thời gian hiệu quả để có thể chơi cùng con khi đi làm về.

2. Cùng con làm những điều ý nghĩa 

Mục ưu tiên hơn như chơi với con, đọc sách với con, dạy con về các bài học nhân nghĩa, ăn tối cùng gia đình… Những cam kết là về nhà không mang việc hoặc chỉ mang việc sau khi con ngủ, không sử dụng điện thoại khi chơi hoặc đọc sách cùng con, đọc sách để nâng cao kiến thức để hiểu con hơn.

3. Lên kế hoạch cho mọi công việc

Các chuyên gia tại Harvard khuyên họ nên sử dụng luật "hôm nay và 20 năm". Nghĩa là, khi làm mẹ, bạn không thể chỉ nghĩ cho hôm nay con ăn gì, hôm nay mình làm gì. Mà bạn phải nhận ra các điều cần làm trong ngắn hạn (chỉ hôm nay), trung hạn (1 tuần, 1 tháng tới), và dài hạn (có thể khi con 20 tuổi).

4. Để ngoài tai các suy nghĩ tiêu cực của bản thân và người khác

Cuộc sống là của bạn. Không ai hiểu nó hơn chính bạn, và bạn cũng không có trách nhiệm phải thay đổi nó vì lời nói của 1 ai. Chỉ có bạn là người quyết định nó ra sao. Con cái là của bạn. Người khác nói, nhưng không ai yêu thương và nuôi con bạn. Chỉ có bạn yêu thương và nuôi con của mình.

5. San sẻ trách nhiệm công việc cho những người khác

Các công việc nhà không phải là trách nhiệm của một mình bạn. Nuôi con cũng vậy. Đừng ôm đồm, hãy để nó được chia sẻ. Có thể là gia đình chồng, chồng hay bất kì người thân nào. 

6. Đừng quên đi cảm xúc của bản thân

Khi bạn cảm thấy mệt mỏi và stress thì đó có thể đã là dấu hiệu muộn của sa sút tinh thần. Hãy luôn cho bạn cơ hội để là chính mình. Việc dành thời gian chăm sóc tốt cho bản thân không hề ích kỷ mà là 1 người thông minh vì chỉ khi bạn đủ vui vẻ và hạnh phúc thì mới đem đến điều này cho người khác được.

7. Khi đứa trẻ bướng bỉnh, "kiên nhẫn" là từ khoá

Và đó cũng là bạn đang học cách yêu thương người khác. Đứa trẻ sinh ra phải học mọi thứ từ cách ăn, cách nghĩ, cách nói, cách thể hiện... nếu bạn đủ yêu thương sẽ giúp đứa trẻ lớn khôn thật sự. Khi bạn mất bình tĩnh, đứa trẻ sẽ mất đi cơ hội để được dạy dỗ. Điều trả lại chỉ là 1 đứa trẻ không biết cách ăn tốt, không biết cách suy nghĩ, không biết cách nói hay tệ hơn không biết cách biểu hiện và sống tốt. Đó là lí do vì sao đứa trẻ là 1 đặc ân vì nó giúp bạn học những bài học mà chỉ khi bạn làm cha mẹ mới thấu hiểu.

Trên đây là những lời khuyên từ bác sĩ Anh Nguyễn - chuyên gia tại Mỹ, hy vọng sẽ giúp ích cho các bố mẹ nhé.