Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tuyệt vời dành cho con, nuôi con bằng sữa mẹ giúp trẻ kháng thể khỏe mạnh, phát triển. Nhưng bị tắc tia sữa khi nuôi con là nỗi lo sợ của không ít mẹ bầu, bởi tắc tia sữa không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nguyên nhân gây tắc tia sữa do ống dẫn sữa bị chèn ép bên ngoài hoặc bị tắc. Tắc tia sữa khiến bầu ngực mẹ đau nhức, sưng tấy, sữa không chảy ra được, khiến quá trình tạo sữa bị ảnh hưởng, dẫn đến mẹ ít sữa hoặc mất sữa. Nếu kéo dài liên tục không chữa trị, mẹ có thể bị sốt cao, viêm tuyến vú, áp xe tuyến vú. 7 cách sau sẽ giúp mẹ phòng tránh, thuyên giảm, chữa khỏi những đau nhức do tắc tia sữa.
1. Cho trẻ bú sớm
Mẹ nên cho trẻ bú sớm. Nếu sinh thường, cho trẻ bú sau khoảng 30 phút đến 1 giờ. Nếu mẹ sinh mổ, thời gian cho trẻ bú chậm hơn (khoảng 6 giờ sau mổ) vì mẹ cần thời gian hồi phục sau tác dụng của thuốc tê. Rất nhiều mẹ thường chờ đến khi sữa xuống (sau sinh 1, 2 ngày) mới cho trẻ bú, và cho con uống sữa công thức ngay sau sinh, điều này không tốt cho cả mẹ và trẻ.
Hành động bú của trẻ kích thích cho sự tiết sữa từ bầu vú, giúp mẹ tránh được hiện tượng bị tắc tia sữa ngay sau sinh.
Mẹ nên cho trẻ bú sớm ngay sau sinh.
2. Cho trẻ bú thường xuyên
Ngay cả khi bầu ngực có hiện tượng bị tắc tia sữa đau nhức, mẹ vẫn nên tiếp tục cho trẻ bú. Việc cho trẻ bú, hút sữa mạnh sẽ giúp khai thông ống dẫn. Mỗi lần cho trẻ bú, mẹ không nên cho bú thời gian quá dài, chỉ bú từ 10- 15 phút. Nên cho trẻ bú hết ngực này rồi hãy chuyển cho sang bú ngực bên kia, như thế trẻ sẽ bú được hết sữa cuối giàu chất béo giúp trẻ mau lớn. Tuyệt đối mẹ không nên để cho trẻ ngậm đầu ti đi ngủ.
3. Vệ sinh sạch sẽ bầu ngực
Giữ vệ sinh sạch sẽ bầu ngực tránh vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào, thông qua đầu ngực dẫn đến tắc tia sữa, ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và trẻ. Trước và sau khi cho trẻ bú, mẹ nên vệ sinh ngực bằng khăn mềm và nước ấm, lau sạch đầu vú, nhất là các kẽ núm vú. Mẹ không nên sử dụng các loại xà phòng, hoặc dung dịch diệt khuẩn bôi lên vùng ngực để tránh da không bị khô hoặc làm nứt núm vú.
Trước khi cho trẻ bú, mẹ vắt một vài giọt sữa đầu bỏ đi. Sau khi trẻ bú xong, nếu trẻ không bú hết bầu sữa, mẹ phải vắt hết phần sữa còn lại ra ngoài, tránh để sữa đọng lại gây vón cục, tắc sữa.
Mẹ chọn mặc loại áo ngực vừa vặn, không ôm sát, chất liệu cotton thoáng mát, không có gọng sắt để tránh đè lên các ống dẫn sữa.
4. Bế trẻ bú đúng tư thế
Cho trẻ bú đúng tư thế cũng là cách giúp mẹ tránh bị tắc tia sữa. Tư thế bế trẻ đúng khi cho bú là mẹ giữ đầu và thân trẻ trên cùng một đường thẳng, bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ, mặt trẻ đối diện với vú, môi trẻ đối diện với núm vú. Mẹ dùng tay đỡ đầu và thân trẻ. Khi mẹ cho trẻ bú ở tư thế thích hợp, trẻ sẽ bú được thoải mái, không ngậm cắn, day đầu ngực làm đầu ngực mẹ bị nứt, đau.
5. Massage, chườm nóng bầu ngực
Khi tia sữa bị tắc, bầu ngực căng tức, mẹ có thể dùng tay massage nhẹ nhàng hai bầu ngực từ từ theo vòng tròn bắt đầu từ phía ngoài ngực hướng dần về núm vú. Tốc độ massage nhanh dần, sau đó bóp thật mạnh để đẩy được sữa đọng ra ngoài.
Hoặc mẹ có thể dùng túi chườm nóng, khăn nóng chườm lên hai bầu ngực, dưới tác dụng của hơi nóng làm sữa bị đông kết tan dần, giúp thông tia sữa mở đường cho sữa ra ngoài, mẹ cũng đỡ cảm giác đau nhức.
Mẹ căng thẳng tinh thần trong thời kỳ cho con bú hoặc chế độ dinh dưỡng sau sinh của mẹ chưa hợp lý cũng làm tăng nguy cơ tắc tia sữa
Có rất nhiều các bài thuốc chữa tắc tia sữa cho mẹ từ dân gian rất hiệu quả mà lại an toàn cho mẹ và bé cho các mẹ thử.
- Nấu xôi nếp, bọc trong khăn vải mềm chườm vào hai bên bầu ngực theo nguyên tắc từ ngoài vào trong, chườm liên tục cho đến khi xôi nguội. Việc chườm nóng giúp kích sữa về đều cả hai bên.
- Lấy lá diếp cá và đinh lăng mỗi thứ một nắm, rửa sạch, cho vào giã nhuyễn đắp lên bầu ngực rồi băng lại, hoặc trái đu đủ non thái lát mỏng, hơ nóng đắp lên ngực.
- Men rượu giã nhỏ rồi đổ rượu vào bôi lên ngực, ủ khăn lại. Mấy tiếng sau dùng cơm nóng chườm và xoa bóp liên tục bên bầu ngực bị tắc tia sữa.
- Sử dụng lá bồ công anh tươi, rửa sạch, xay nhuyễn, sắc lấy nước uống, bã lá đắp lên phần ngực bị tắc. Hoặc mẹ có thể sử dụng lá mít non cùng lá chè tươi, nấu lẫn với nhau thành nước uống hàng ngày.
7. Giữ tinh thần vui vẻ, ăn uống đủ dinh dưỡng
Mẹ căng thẳng tinh thần trong thời kỳ cho con bú hoặc chế độ dinh dưỡng sau sinh của mẹ chưa hợp lý cũng làm tăng nguy cơ tắc tia sữa.Vì thế, mẹ nên tranh thủ nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giấc, tránh bị stress, mệt mỏi.
Nên uống nhiều nước, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nhiều chất xơ, hạn chế ăn các chất béo, để mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh và tăng sự đề kháng.
Nếu đã áp dụng các phương pháp trên mà mẹ vẫn bị tắc tia sữa, thì mẹ nên đến gặp bác sĩ để nhận được những lời khuyên và phương pháp chữa trị bệnh kịp thời, tránh kéo dài tình trạng tắc tia sữa nguy hiểm cho mẹ. Bác sĩ sẽ chữa cho mẹ bằng cách như chiếu đèn hồng ngoại, sử dụng máy hút chân không để hút sữa, hoặc kê thuốc cho mẹ uống. Tùy cơ địa, mức độ, tình trạng tắc tia sữa của mỗi mẹ mà sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau.