Canxi là khoáng chất không thể thiếu đối với cơ thể con người, ngoài tác dụng duy trì sự chắc khỏe của xương, canxi còn có tác dụng ổn định huyết áp, điều hòa hormone, dẫn truyền thông điệp thần kinh một cách chính xác. Do đó, nếu cơ thể thiếu canxi, một số chức năng của cơ thể sẽ thất bại, gây loãng xương và mất xương nhanh, làm hạ canxi máu...
Càng nhiều tuổi, lượng canxi trong cơ thể càng ít dần, điều này khiến người già thường bị rụng tóc và đau nhức xương khớp. Ngoài lão hóa, cơ thể còn bị mất canxi do sử dụng các loại thuốc, hoặc do thay đổi nội tiết tố; do chế độ ăn không dung nạp thực phẩm giàu canxi.
Quá trình mất canxi nhanh hay chậm ở mỗi người là khác nhau. Do đó cần phải theo dõi cơ thể, nếu xuất hiện những dấu hiệu bị mất canxi thì cần tìm cách tăng cường ngay để ngăn chặn mất xương, mất cơ...
7 dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị mất canxi quá nhanh
1. Thường xuyên bị chuột rút
Triệu chứng điển hình nhất của tình trạng thiếu canxi đó là thường xuyên bị chuột rút vào ban đêm, đặc biệt là ở đùi, bắp chân, cánh tay và nách. Không chỉ chuột rút, người thiếu canxi khi đi lại cũng thường cảm thấy đau nhức cơ bắp, cơn đau ngày càng trầm trọng, cảm giác khó chịu sẽ có khả năng lan sang các cơ toàn thân.
2. Răng bị tổn thương
Tác dụng lớn nhất của canxi đó là củng cố xương và răng, do đó nếu cơ thể thiếu canxi thì xương và răng sẽ bộ phận bị ảnh hưởng đầu tiên. Nếu gần đây bạn cảm thấy răng bị ố vàng, sâu răng hoặc thường xuyên chảy máu, điều đó có nghĩa là bạn không có đủ canxi trong cơ thể và cần được bổ sung canxi kịp thời.
3. Khó nuốt
Bạn có biết, thiếu canxi cũng có thể dẫn đến tình trạng khó nuốt? Khi cơ thể bị thiếu canxi thì cổ họng sẽ có cảm giác căng tức, thức ăn khi đi vào sẽ khó nuốt hơn, điều ấy có thể khiến nhu cầu ăn uống bị giảm sút và khiến cơ thể thiếu năng lượng rõ rệt.
4. Móng tay mỏng manh
Cũng giống như xương, móng tay cũng cần một lượng canxi nhất định để duy trì sức khỏe. Khi canxi bị thiếu hụt, móng tay sẽ trở nên khô, mỏng, dễ gãy và nứt.
5. Thường xuyên đau ốm
Canxi là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với "hệ thống miễn dịch" vì nó giúp cơ thể chống lại vi rút và vi khuẩn. Nếu thiếu canxi, cơ thể sẽ bị suy giảm sức đề kháng, do đó bạn sẽ dễ bị cảm lạnh, ho, sổ mũi hơn.
6. Da khô
Hạ canxi máu hoặc thiếu canxi trong cơ thể cũng có thể gây ra các vấn đề về da. Da của bạn có thể trông khô hoặc thậm chí nứt nẻ. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng sự thiếu hụt canxi có liên quan mật thiết đến các vấn đề về da như bệnh chàm và bệnh vẩy nến.
7. Mất ngủ
Khi bạn ngủ, nồng độ canxi trong cơ thể sẽ dao động theo giai đoạn ngủ sâu, vì vậy nếu thiếu canxi cơ thể sẽ không thể có một giấc ngủ sâu ngon lành và ổn định.
5 thực phẩm cần bổ sung để tăng canxi, tốt cho xương khớp
1. Ăn nhiều rau xanh
Nhiều người thích ăn thịt nhưng rau không chỉ chứa nhiều kali và magiê giúp duy trì cân bằng axit mà còn ngăn ngừa quá trình đánh mất canxi, đồng thời bản thân rau cũng chứa nhiều canxi. Vì vậy, chúng ta nên ăn nhiều rau củ bổ sung canxi như rong biển, cải xoăn, bắp cải, cần tây.
2. Sữa
Trong sữa cũng có rất nhiều protein, hơn 250mg canxi trên 250 gam sữa, ngoài ra nó còn rất giàu kali và magiê giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi. Sữa còn giúp cơ thể phòng ngừa nguy cơ mất canxi vì vậy sữa là thực phẩm tốt nhất để giúp xương chắc khỏe.
3. Ăn nhiều sản phẩm từ đậu nành
Đậu nành không chỉ giàu protein, axit amin mà còn là một loại rau có hàm lượng canxi cao. 100g đậu nành cung cấp 197mg canxi, giúp bạn phòng ngừa loãng xương lại có thể giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là đẩy lùi sự lão hóa.
4. Ăn nhiều xương động vật
Xương động vật chứa hơn 80% canxi, nhưng rất khó hấp thụ vì vậy khi chế biến xương động vật bạn nên chia thành từng miếng nhỏ trước và cho thêm một chút giấm để thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi tốt hơn.
5. Mộc nhĩ
100g mộc nhĩ chứa tới 115mg canxi. Ngoài ra, mộc nhĩ còn được gọi là "nhà vô địch sắt", là nguyên liệu thực phẩm có hàm lượng sắt đặc biệt dồi dào, ngoài ra đây còn là nguyên liệu thực phẩm giàu canxi, có tác dụng bổ phổi, bổ xương khớp.