Nuôi dạy một đứa trẻ trong môi trường lành mạnh là một bước tiến trong việc giáo dục con nhằm hướng tới một tương lai tươi sáng hơn. Nhưng không phải tất cả các bậc cha mẹ đều có thể cung cấp cho con cái của mình một môi trường giáo dục tốt.
Dưới đây là một vài dấu hiệu cho thấy con trẻ đã và đang bị nuôi dưỡng trong một môi trường độc hại.
1. Luôn lo lắng
Trẻ em lớn lên trong môi trường độc hại thường cảm thấy lo lắng mọi lúc mọi nơi. Cho dù chúng có cố gắng tập trung vào việc học hay bất cứ điều gì khác, thì sẽ luôn nghĩ về kết cục đen tối. cuối cùng. Và đó sẽ là một chu kỳ lặp đi lặp lại không bao giờ kết thúc. Không thể đổ lỗi này cho bản thân trẻ hoàn toàn bởi vì tính cách này phần lớn bị ảnh hưởng nhiều bởi cách giáo dục của cha mẹ khiến tâm trạng trẻ luôn bồn chồn và lo lắng.
2. Không thể thể hiện bản thân
Những bậc cha mẹ thường không biết lắng nghe hay quan tâm đến những gì con cái họ nói hoặc nghĩ, điều này sẽ tác động không nhỏ đến tính cách của chúng. Những đứa trẻ vì thế sẽ luôn che giấu cảm xúc của mình. Việc bỏ qua cảm xúc làm tổn hại đến ý thức về bản thân của trẻ, khiến chúng phải đấu tranh để hiểu được bản thân. Kết quả là, chúng không thể phát triển tốt được trong các lĩnh vực của cuộc sống.
3. Không thích chính mình
Nếu một đứa trẻ không được cha mẹ yêu thương hoặc công nhận đủ trong thời thơ ấu, chúng sẽ bắt đầu thấy ghét bản thân mình. Hậu quả là chúng kém phát triển lòng tự trọng. Hơn nữa, nếu cha mẹ lạm dụng, sự tự tin của chúng sẽ bị hủy hoại. Và tất cả những tổn hại về tinh thần này có thể dẫn đến chứng lo lắng và trầm cảm ở trẻ.
4. Khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ
Sợi dây liên kết gia đình là điều khó lòng đạt được đối với những đứa trẻ được giáo dục trong môi trường độc hại. Chúng phát triển tư duy của mình dựa vào những tổn thương về tình cảm mà chúng từng gặp phải. Những đứa trẻ như vậy khó có thể nhận ra sợi dây tình cảm yêu thương và tích cực. Chúng luôn có cảm giác mọi người xung quanh sẽ làm tổn thương bản thân bất cứ lúc nào. Do đó, chúng sẽ tự làm rạn nứt những mối liên hệ xung quanh.
5. Luôn tự trách bản thân
Nếu con bạn luôn cố đổ lỗi cho bản thân về mọi thứ, đó có thể là hậu quả của cách chúng được nuôi dạy. Những đứa trẻ có cha mẹ độc hại thường tin rằng chúng phải chịu trách nhiệm khi bất kỳ lỗi lầm nào xảy ra. Ngoài ra, những phụ huynh có khuynh hướng bạo lực cả về thể chất và ngôn từ có thể hủy hoại lòng dũng cảm của trẻ, điều này có thể dẫn đến việc trẻ rất hay chỉ trích bản thân.
6. Sợ thất bại
Một số gia đình có cách dạy con độc hại vì họ không bao giờ để con mình tự đưa ra những quyết định. Cần nhớ rằng, ngay cả đối với người lớn, việc theo đuổi sự hoàn hảo cũng là điều không thể. Lớn lên trong môi trường như vậy, trẻ luôn sợ thất bại và chúng không thể xử lý khi gặp những bất trắc. Trẻ liên tục phải thúc đẩy bản thân để đạt được thành công và xuất sắc trong hầu hết mọi việc, nhưng nếu thất bại, chúng sẽ cảm thấy tội lỗi và suy sụp.
7. Luôn cảm thấy mình không xứng
Một đứa trẻ có lòng tự trọng thấp thường lớn lên trong một môi trường độc hại. Chúng luôn cảm thấy mình không đáng được đối xử tốt hơn. Những đứa trẻ này lúc nào cũng nghi ngờ bản thân và hoài nghi về mọi thứ chúng làm. Trẻ vì thế sẽ đau khổ về mặt cảm xúc vì luôn có cảm giác thua kém hơn người khác. Chúng sẽ không thể thay đổi điều này nếu thiếu đi sự giúp đỡ và hỗ trợ cần thiết từ người thân.