Đừng làm bác sĩ cho con
Thói quen của những bà mẹ khi thấy con bị dấu hiệu lạ trên cơ thể thì cũng lôi bài thuốc gia truyền, hoặc tự ý kê thuốc cho con uống ngay. Điều này đặc biệt nguy hiểm cho bé. Thông thường, bất kỳ dấu hiệu nào của bé bài thuốc thường dung của các mẹ là thuốc kháng sinh. Điều này có thể làm bệnh tình của bé trầm trọng hơn, bất tỉnh, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Vậy nên, trong trường hợp con bị thương hay bị bệnh nặng, con mệt mỏi nhiều… cha mẹ cũng nên cho con đi thăm khám để đề phòng những trường hợp đáng tiếc.
Đừng bắt trẻ cố gắng nuốt khi bị hóc
Nhiều cặp cha mẹ nghĩ rằng nếu bị hóc cho trẻ ăn 1 hòn cơm nhỏ thì có thể đẩy được vật bị hóc xuống như xương cá,… Tuy nhiên, các mẹ có biết điều này có thể khiến bé bị ngạt thở, trở nên tím tái. Đặc biệt khi bé hóc đồ chơi hoặc vật dụng trong nhà. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ ăn bất cứ thứ gì khi trẻ bị hóc.
Hãy kiểm tra xem bé bị hóc vật gì. Và thực hiện những động tác cơ bản để đẩy vật hóc ra ngoài như: đứng sau lưng trẻ, ôm bụng bé và ép mạnh. Trong thời gian đó, cần thu hút sự chú ý không làm trẻ sợ hãi, vì điều này có thể khiến trẻ khóc và vật hóc sẽ vào sâu hơn. Đồng thời, ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị.
Đừng di chuyển trẻ khi chúng bị thương
Trẻ em luôn tò mò với mọi vật xung quanh và có thể bị thương bất cứ lúc nào. Khi trẻ kêu đau, cha mẹ cần hỏi bé đau chỗ nào, xem xét chỗ bị thương rồi mới đưa ra quyết định di chuyển bé đến chỗ thích hợp để sơ cứu.
Khi trẻ bị bất tỉnh, không nên vội vàng di chuyển con bởi vì bé có thể bị ảnh hưởng trong quá trình cha mẹ vội vàng di chuyển chúng. Khi trẻ bị bất tỉnh, hãy chỉ di chuyển con bằng cáng; hãy gọi viện trợ y tế ngay lập tức.
Đừng cố “làm sạch” vết thương cho con
Những loại mụn bình thường như muỗi chích, bị côn trùng cắn thì mẹ có thể tự xử lý tại nhà. Tuy nhiên, những loại mụn như đầu đanh, có mủ cha mẹ không được coi thường. Nếu không cẩn thận sẽ dễ làm con bị nhiễm trùng vết thương khi cha mẹ cố gắng loại bỏ hết mủ hoặc phần thịt màu đen ra khỏi mụn. Ngay khi mẹ nghi ngờ con mình có những vết thương hay mụn bất thường, hãy cho con đi khám bac sĩ vì những vết sưng này có thể do virus gây ra.
Đừng chườm nóng lên vết sưng
Nếu như con bạn bị chấn thương và để lại vết sưng, đừng bao giờ chườm nóng lên vết thương của con; bởi vì những vùng đau như sưng, bầm tím, bong gân… sẽ đau hơn nếu bị chườm nhiệt. Nhiệt độ cao làm máu ở vùng bị thương lưu thông nhiều hơn. Nên nếu muốn giúp con, mẹ hãy dùng khăn mềm bọc cục đá lạnh và chườm lên vết sưng để giảm sưng giảm đau. Sau đó mới làm ấm một một miếng gạc rồi đặt lên vết sưng để vết thương tránh tụ máu dưới da.
Đừng bắt con nôn ngay khi nuốt phải thứ độc hại
Nếu bé vô tình nuốt phải thứ gì độc, mẹ không nên cho trẻ nôn mửa; bởi vì nếu mẹ không biết chất đó độc hại thế nào thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Nếu trẻ nôn ra ngay lập tức, thì không tránh khỏi việc họng, thực quản có thể bị thương nặng nề hơn. Việc mẹ nên làm lúc này là cho trẻ uống sữa hoặc nước và ngay lập tức đưa con đến bác sĩ. Dĩ nhiên trong các trường hợp bé nuốt dị vật thì mẹ phải thực hiện thao tác sơ cứu để tránh bé bị ngạt thở.
Đừng chủ quan
Nếu bé bị thương ở vùng đầu, mặc dù không để lại vết trầy xước nào thì cũng không có nghĩa là bé không bị nguy hiểm. Bé có thể bị ảnh hưởng đến não, do đó hãy thường xuyên theo dõi các dấu hiệu của bé: bé có than đau hay tỏ ra buồn ngủ bất thường. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cảm thấy có điều gì bất ổn với con mình sau cú va chạm ở đầu.