Món ăn kích thích vị giác và quyến rũ nhất trong những ngày se lạnh nếu không phải là thịt nướng thì nhất định chỉ có thể là lẩu. Có lẽ bạn chưa biết, món lẩu thực chất là một món canh bắt nguồn từ Trung Quốc. Sau khi sang Việt Nam nó được phiên âm với tên gọi là lẩu, cải tiến bằng cách nhúng đa dạng các loại rau, thịt... Chẳng biết từ khi nào đã đi sâu vào đời sống sinh hoạt của người Việt, hễ trời lạnh hay những dịp tụ họp là lẩu sẽ được nhắc đến đầu tiên.

Dù vậy, các chuyên gia sức khỏe lại đánh giá: Món lẩu sẽ chỉ thơm ngon, bổ dưỡng nếu như chúng được nấu từ những nguyên liệu an toàn, áp dụng cách ăn khoa học. Hiện nay, có nhiều hình thức ăn lẩu khá vội vã, kém vệ sinh, tiềm ẩn những rủi ro về sức khỏe.

diem-mat-nhung-mon-lau-ngon-het-xay-khi-ha-noi-vao-thu-1-1570578780699.png

Để món lẩu không trở thành món ăn gây họa trong mùa đông, các chuyên gia khuyên bạn đừng bao giờ thực hiện 7 việc sau đây.

1. Rau nhúng lẩu kém chất lượng, chưa rửa sạch

Rau là nguyên liệu không thể thiếu để có một nồi lẩu hoàn hảo, vì vậy PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng có 2 nguyên tắc cần đảm bảo trước khi ăn lẩu đó là: Phải chọn được nguồn rau chất lượng và sau đó phải rửa rau thật sạch trước khi ăn.

Theo PGS, chúng ta nên mua rau ăn lẩu ở những nơi uy tín, hiện nay trên thị trường có bán một số loại rau được phun thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng... có thể gây ngộ độc cho người ăn. Sau khi mua rau sạch về cần bỏ rễ và rửa sạch bằng nhiều lần nước, ngâm kỹ bằng nước muối hoặc dung dịch rửa rau rồi mới sử dụng.

QUOTES TEXT GIỮA.jpg

Các loại rau nhúng lẩu an toàn và phổ biến nhất là: Rau muống, rau cải ngọt, rau cải xoong, rau cải thảo, đậu phụ, nấm kim châm… Nên tránh mua những loại rau dễ gây ngộ độc, dị ứng như dọc mùng, nấm lạ, rau lạ, rau dại, lá môn ngứa.

2. Ăn lẩu tái

PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo khi ăn lẩu tránh ăn tái. Nhiều người nghĩ thịt tái sẽ giàu dinh dưỡng và thơm ngon hơn nhưng việc nhúng qua loa trong nước sôi thì không thể tiêu diệt được hết ký sinh trùng bám trên thực phẩm, người ăn sẽ phải đối mặt với các bệnh về đường tiêu hóa.

lau-cua-dong-ngon-ngot-chuan-vi-que-nha-lau-cua-dong-4-1559809331-738-width600height364.jpg

Ngoài ra, chuyên gia cảnh báo quá trình sơ chế lẫn khi ăn cũng cần phân biệt rõ "chín ra chín, sống ra sống". Có riêng dao thớt, đũa cho từng loại đồ ăn chín và sống để tránh nhiễm khuẩn chéo.

3. Lạm dụng nhiều viên nhúng lẩu như tôm viên, bò viên, cá viên...

Món lẩu ngày càng đa dạng về nguyên liệu hơn, ngày nay nhiều gia đình còn bổ sung các loại cá viên, bò viên... vào thực đơn của mình. Thịt viên dù có hương vị béo ngậy, thơm ngon nhưng bạn vẫn nên hạn chế sử dụng bởi loại thịt này khó kiểm định về nguyên liệu, thường được sản xuất từ nhiều loại thịt vụn trộn với nhau. Ngoài ra, thịt viên còn khó đảm bảo vệ sinh ở khâu chế biến và vận chuyển vì vậy tốt nhất gia đình bạn chỉ nên ăn thịt tươi sống, được mua từ những cửa hàng uy tín.

2039243.jpg

4. Ăn lẩu quá lâu và quá nhiều

Trả lời trên báo chí, PGS.TS Phạm Văn Hoan (Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam) từng cho biết thói quen ăn lẩu lai rai, vừa ăn vừa trò chuyện của người Việt có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi việc ăn liên tục trong vài tiếng sẽ khiến dạ dày của chúng ta phải làm việc liên tục. Lúc này các dịch vị dạ dày, dịch mật, tụy phải tiết ra nhiều để xử lý thức ăn. Có thể gây đau bụng và rối loạn tiêu hóa. Chuyên gia khuyên chỉ nên ăn lẩu trong khoảng 2 tiếng trở lại, không nên ăn quá 1 lần/tuần.

5. Vội vàng cho thức ăn vào miệng khi còn quá nóng

Đồ ăn vừa được gắp ra từ nồi lẩu nóng hơn 100 độ C có thể sẽ nóng ở mức 50-60 độ C, nếu ngay lập tức được cho vào miệng rất dễ làm tổn thương khoang miệng, dạ dày và thực quản.

Bên cạnh đó, các nồi lẩu cay nóng sẽ gây kích thích đường tiêu hóa, làm hại sức khỏe. Do vậy cách ăn lẩu an toàn nhất là gắp những đồ ăn đã chín ra bát để nguội bớt rồi mới từ từ sử dụng.

at6zjrtocons7rvrni0evick0gwpc0j-1574761258967504066100.png

6. Ăn lẩu vị quá cay hoặc quá chua

Các loại lẩu chua cay luôn kích thích vị giác và giữ ấm cho cơ thể hơn. Tuy nhiên ăn quá chua cay có thể làm hại dạ dày và các cơ quan tiêu hóa. Nước lẩu quá chua cay sẽ tác động lên niêm mạc dạ dày, nhẹ thì đau dạ dày, nặng thì gây phù nề, xung huyết, viêm loét dạ dày.

huong-dan-cach-lam-mon-lau-trung-khanh-cay-xe-tru-danh-don-gian-tai-nha-202007171123432010.jpg

7. Dùng nấm lạ khi ăn lẩu

Theo Trung tá, lương y Phạm Anh Đào: Nấm dù được nhiều người yêu thích trong món lẩu nhưng cần lưu ý không phải loại nấm nào cũng an toàn khi ăn và mọi người phải cẩn trọng khi tự ý hái nấm lạ về nhà ăn vì có thể gây ngộ độc. Thực tế đã cho thấy có nhiều trường hợp bị ngộ độc, tử vong do ăn nấm lạ vì vậy lương y Anh Đào khuyến cáo các gia đình không tùy tiện hái nấm lạ về ăn khi không có hiểu biết.

7 kiểu ăn lẩu "độc khủng khiếp" mà người Việt cần phải từ bỏ ngay trước khi làm hại dạ dày, khoang miệng và thực quản - Ảnh 7.