Nuông chiều, không khuyến khích con tự lập
Những bố mẹ quá bao bọc, kiểm soát con về mặt tâm lý sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tương lai của trẻ, khiến con thiếu tự tin và hay dựa dẫm. Một đứa trẻ được nuông chiều, chăm sóc kỹ quá, khi trưởng thành và hòa nhập xã hội sẽ có xu hướng trở thành một người ích kỷ, coi mình là trung tâm, thậm chí là một người lười biếng.
Khi được nuông chiều, đứa trẻ gặp khó khăn trong phát triển lòng tự trọng (tự đánh giá bản thân) và trong mối quan hệ với những người khác. Trẻ cần được khuyến khích tự lập, nhất là ở độ tuổi thiếu niên để nâng cao khả năng giải quyết xung đột, xây dựng các mối quan hệ cá nhân.
Ngoài ra, sự tự lập có thể giúp trẻ tăng khả năng kháng lại được những áp lực, rủ rê từ bạn bè cùng lứa và từ đó tránh được những cám dỗ trong cuộc sống sau này.
Ngược lại, các bố mẹ hiểu biết sẽ giải thích việc đạt điểm tốt giúp trẻ có được những lợi thế gì trong quá trình học hành và tương lai sau này.
Một đứa trẻ được nuông chiều, chăm sóc kỹ quá, khi trưởng thành và hòa nhập xã hội sẽ có xu hướng trở thành một người ích kỷ.
Khen ngợi thái quá
Hoàn toàn không có gì sai khi thỉnh thoảng bố mẹ có thể dành những lời khen ngợi cho con mỗi khi bé làm việc tốt. Tuy nhiên, hãy làm điều đó một cách tỉnh táo và hợp lý nhất, như vậy sẽ khuyến khích con tiếp tục thực hiện hành vi tốt và không khiến chúng có những suy nghĩ sai lệch về những gì nên làm.
Một cách để tránh sai lầm này ở trẻ là bố mẹ khen ngợi con chỉ tập trung vào quá trình đưa chúng đến việc đạt được hành động tốt đó, chứ không phải khen kết quả của quá trình đó. Ví dụ, khi con cố gắng giúp bố mẹ làm việc nhà, bố mẹ có thể khen theo cách này: "Bố/mẹ thích cách con cố gắng hết sức để giúp bố/ mẹ hoàn thành công việc". Ngay cả khi kết quả không lý tưởng như mong đợi, bố mẹ vẫn cần công nhận nỗ lực của con, điều này sẽ khuyến khích bé tiếp tục hành động như vậy.
Hay la mắng, đánh đòn con
Phạt con bằng cách mắng nhiếc thậm tệ như la hét, chửi rủa hay dùng lời sỉ nhục có thể gây hại cho sự phát triển và thành công của con bạn về lâu dài.
Mắng nhiếc con gây ảnh hưởng tiêu cực chẳng kém so với phạt con bằng đòn roi, dễ khiến trẻ bị trầm cảm, thiếu tự tin.
Trẻ em thường xuyên bị cha mẹ phạt bằng roi vọt cũng dễ bị tổn thương về tình cảm và tâm lí. Chúng dễ trở nên hung hăng, chống đối và hay phá bĩnh khi ở trường.
Độc đoán
Lý tưởng nhất là cách dạy con hiểu biết - bố mẹ cố gắng chỉ bảo cho con một cách hợp lý, dựa trên sự hiểu biết của mình, tạo được sự tin cậy của con. Cách dạy con tệ nhất là gì? Đó là kiểu bố mẹ độc đoán, luôn yêu cầu con mà không hề giao tiếp cởi mở với trẻ. Họ thường đưa ra các yêu cầu với con như: "Con phải đạt điểm 10 vì mẹ đã bảo thế rồi". Đó là những lời áp đặt nghiêm khắc, vô lý khiến trẻ cảm thấy hoang mang vì chẳng hiểu vì sao lại cần như vậy.
Ngược lại, các bố mẹ hiểu biết sẽ giải thích việc đạt điểm tốt giúp trẻ có được những lợi thế gì trong quá trình học hành và tương lai sau này.
Lúc nào cũng kè kè điện thoại di động khi ở bên con
Điện thoại di động làm bố mẹ dễ bị phân tán. Một nghiên cứu công bố đầu năm nay trên tạp chí về tâm lý Translational Psychiatry cho thấy các bố mẹ không chú ý tới con khi bên trẻ có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của con cái.
Sự chú tâm vào các đồ công nghệ mà lơ là con rõ ràng là điều chẳng hay ho gì. Một số bác sĩ ở các phòng cấp cứu cho rằng chính điện thoại thông minh là nguyên nhân khiến tình trạng trẻ gặp chấn thương ngày càng tăng, khi các em không được bố mẹ để mắt tới.
Một nghiên cứu khác của Đại học bang Pennsylvania năm 2015 cho thấy việc sử dụng điện thoại thông minh "là nguy cơ có thật cho sự an toàn và phát triển của trẻ".
So sánh trẻ với anh chị em của chúng
Là bố mẹ của nhiều đứa trẻ thì tất nhiên không thể tránh khỏi thấy được con mình có rất nhiều sự khác biệt trong tính cách, hành vi và tính khí. Và trong khi những khác biệt này trở nên rõ rệt hơn theo thời gian, tốt hơn hết là bố mẹ nên cố gắng không nhận xét về những điều đó bởi vì những đứa trẻ có thể bị hiểu sai về việc yêu đứa này hơn đứa kia.
Một đứa trẻ dễ dàng nghĩ rằng nó không tốt hoặc không được yêu thương như anh chị em của mình khi bố mẹ so sánh chúng - Học viện Nhi khoa Mỹ nhận định. Bố mẹ hãy nhớ rằng, mỗi đứa trẻ đều đặc biệt và hãy cho từng trẻ một biết điều đó.
Dạy trẻ sợ sai lầm và thất bại
Bố mẹ muốn giúp con hết mức có thể, cho dù điều đó liên quan đến bài tập về nhà hay ra quyết định. Nhưng nó có thể ngăn trẻ trải qua thất bại hoặc phạm sai lầm, điều này gây ra hậu quả nghiêm trọng khi chúng lớn lên.
Có những tình huống bố mẹ có thể quyết định thay con nhưng hãy để trẻ tự mình quyết định. Việc bố mẹ quyết định thay con sẽ làm khả năng tự đưa ra quyết định, tính kiên cường và kiên trì của trẻ bị suy yếu.
Trẻ nên được khuyến khích không sợ sai lầm và xem đó là cơ hội để học cách làm tốt hơn trong tương lai. Xây dựng kỹ năng sống này ngay từ nhỏ sẽ giúp con đối phó với các tình huống bực bội sau này. Nó sẽ giúp con có năng lực hơn và kiên trì hơn trong việc đạt được các mục tiêu mà chúng đặt ra cho chính mình.