7 nguyên nhân gây sâu răng hàng đầu ở trẻ em và 3 việc đơn giản cha mẹ có thể làm để phòng tránh
Ở bất kỳ độ tuổi nào trẻ cũng cần chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng để tránh sâu răng.
Sâu răng chắc chắn là một trong những vấn đề gây đau đầu với cha mẹ khi trẻ bước vào giai đoạn mọc răng. Trong giai đoạn này, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý, vì những hậu quả mà sâu răng để lại vô cùng lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Sâu răng hình thành như thế nào?
Sau khi răng bắt đầu mọc, vi khuẩn bên trong khoang miệng sẽ bám vào bề mặt răng, tạo ra các mảng bám cùng với chất nhầy trong nước bọt. Chỉ mất từ 3 đến 5 ngày để vi khuẩn sinh sôi trong các mảng bám.
Khi mảng bám dày đặc, cùng với việc thiếu oxy bên trong, vi khuẩn chuyển hóa đường tạo thành các axit hữu cơ thông qua quá trình lên men. Axit không thể khuếch tán ra ngoài trong mảng bám dày đặc, cũng như không dễ bị nước bọt làm loãng hoặc trung hòa nên tích tụ lại trong mảng bám.
Khi axit bám vào các mảng bám trên răng, nó sẽ bào mòn men răng, làm tan canxi trên bề mặt răng, lâu ngày bề mặt này sẽ bị vôi hóa tạo nên vết trũng. Bề mặt răng không bằng phẳng dễ hình thành các mảng bám, hố ngày càng sâu, sâu răng sẽ hình thành theo cách này.
Triệu chứng sâu răng ở trẻ em là gì?
Nhiều cha mẹ cảm thấy rằng, đằng nào răng của trẻ sớm muộn cũng phải thay, vì vậy sâu răng không quan trọng. Trên thực tế, nếu trẻ bị rụng răng sớm do sâu răng, chúng sẽ chịu đựng những cơn đau bị sâu răng hành hạ, sau đó còn ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn. Vì vậy, khi trẻ có biểu hiện sâu răng, cha mẹ cần phải điều trị kịp thời.
Các triệu chứng chung khi trẻ bị sâu răng bao gồm:
- Răng bị dị ứng với thức ăn nóng và lạnh.
- Biểu hiện ban đầu của sâu răng là răng bị đổi màu một phần, có màu đen, thường ở răng hàm trước.
- Đau răng, sưng lợi và mặt, sốt cao.
- Nếu không có hàm răng khỏe mạnh, trẻ ngại ăn rau và các loại thịt có chứa nhiều chất xơ, dẫn đến tình trạng bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển bình thường của toàn bộ cơ thể.
Tại sao trẻ em dễ bị sâu răng?
So với người lớn, trẻ em dễ bị sâu răng hơn, nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em chủ yếu là:
1. Khi răng mới mọc, mức độ vôi hóa của răng thấp, bề mặt răng không nhẵn và có nhiều vi hạt, răng như vậy có khả năng kháng axit kém, vi khuẩn dễ bám vào bề mặt răng tạo thành mảng bám, dễ gây sâu răng.
2. Răng mới mọc, đặc biệt là răng vĩnh viễn còn non, có nhiều rãnh, hốc, kẽ sâu trên bề mặt khớp cắn, nơi thức ăn dễ bị va đập và đọng lại, ẩn chứa vi khuẩn. Việc đánh răng và súc miệng không dễ làm sạch hoàn toàn nên dễ bị sâu răng.
3. Răng trẻ em có chức năng nhai yếu, ăn thức ăn mềm thường chứa nhiều đường dễ lên men sinh ra axit gây sâu răng.
4. Hiện nay, thức ăn của trẻ em chủ yếu là thức ăn nhiều đường, dính, mềm và nhuyễn, chẳng hạn như bánh ngọt, bánh mì, bánh quy, các loại kẹo khác nhau là những thức ăn mà trẻ rất thích. Những thức ăn này bám trên bề mặt răng lâu ngày rất dễ lên men, sản sinh ra axit, gây mòn răng và sinh ra sâu răng.
5. Vệ sinh răng miệng kém. Trẻ không thể tự đánh răng khi còn nhỏ, hầu hết chúng không chải răng nghiêm túc và phương pháp không đúng trong thời thơ ấu. Trẻ em hầu như luôn có thói quen xấu là không vệ sinh răng miệng, vì chúng còn nhỏ và thiếu hiểu biết.
Khi được hỏi trẻ bị bệnh răng miệng đánh răng bao nhiêu lần trong ngày và mỗi lần chải trong bao lâu, câu trả lời của các bậc cha mẹ hầu như là "đánh răng là cực hình, mỗi lần kéo dài 30 giây hoặc ngắn nhất là vài giây".
6. Trẻ ngủ nhiều, khoang miệng ở trạng thái tĩnh khi ngủ, lượng nước bọt tiết ra giảm. Do giảm tiết nước bọt nên một số chất kháng khuẩn, lysozyme và các thành phần khác trong nước bọt có lợi cho sức khỏe răng cũng bị giảm số lượng, có lợi cho sự sinh sản của vi khuẩn.
7. Các bậc phụ huynh thường cho rằng, răng rụng chỉ là tạm thời, ít ảnh hưởng nên không quan tâm đúng mức đến bệnh sâu răng ở trẻ em. Nếu trẻ không đi khám và điều trị kịp thời, chắc chắn sẽ làm gia tăng các yếu tố cho sự phát triển của sâu răng.
Làm thế nào để trẻ có thể ngăn ngừa sâu răng?
Chỉ cần cha mẹ không chiều chuộng trẻ, sửa một số thói quen xấu, chú ý vệ sinh răng miệng và thực hiện một số biện pháp chống sâu răng.
1. Hạn chế ăn luôn miệng
Không thể để trẻ tránh đường hoặc đồ ngọt, nhưng cha mẹ có thể giúp trẻ kiểm soát số lượng. Để tránh ăn thường xuyên, hãy đặt giờ ăn nhẹ. Hơn nữa, sau khi ăn nên cố gắng vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ít nhất là súc miệng bằng nước.
2. Làm sạch răng miệng cẩn thận
Nha sĩ đã nhắc nhở rằng, em bé nên được vệ sinh răng miệng sau khi sinh.
0-6 tháng: Dùng gạc bằng ngón tay để làm sạch lưỡi, khóe miệng, niêm mạc miệng và các bộ phận khác nhằm tạo môi trường miệng tốt cho quá trình mọc răng.
6-12 tháng: Giai đoạn này cơ bản bé đã mọc răng. Mỗi khi trẻ uống sữa hoặc thức ăn bổ sung, cha mẹ nên dùng bàn chải đánh răng và gạc để làm sạch răng, nướu, lưỡi.
Trên 1 tuổi: Cha mẹ có thể sử dụng bàn chải đánh răng ngón tay hoặc bàn chải đánh răng dành cho trẻ em để giúp bé đánh răng.
3. Bôi vecni fluor
Bắt đầu từ 3 tuổi, trẻ có thể bôi fluoride lên toàn bộ miệng của mình 6 tháng 1 lần cho đến khi trẻ được khoảng 6 tuổi. Fluor không chỉ có thể làm chắc răng, giảm dị ứng mà còn chữa sâu răng sớm.
Sau 6 tuổi, trẻ có thể chọn cách trám bít lỗ, kẽ hở để bảo vệ răng miệng.