Hiện nay có rất nhiều biện pháp tránh thai như uống thuốc tránh thai, đặt vòng tránh thai, cấy que tránh thai, nhưng có một phương pháp thường không được các bác sĩ khuyên dùng trong các buổi tư vấn: Tiêm thuốc tránh thai.
Depo-Provera (medroxyprogesterone), là thuốc tránh thai cho phụ nữ dạng tiêm có chứa progestin, một phiên bản tổng hợp của hormone progesterone. Mỗi liều có hiệu quả ngừa thai 3 tháng, hoạt động bằng cách ức chế rụng trứng, làm dày chất nhầy cổ tử cung để giữ cho tinh trùng không động được vào quả trứng.
Theo Planned Parenthood, thuốc tiêm tránh thai có hiệu quả đến 99% khi được sử dụng đúng cách, nhưng trong thực tế, thuốc chỉ có khoảng 94% hiệu quả bởi vì đôi khi người ta quên thời hạn của mỗi mũi tiêm. Thế nên có khoảng 6 trong số 100 người vẫn mang thai sau khi tiêm thuốc.
Rebecca Starck, trợ lý giáo sư khoa phụ sản tại Bệnh viện Trường Cao Đẳng Y Tế Lerner, chia sẻ với SELF, cô có xu hướng tư vấn thuốc tránh thai, vòng tránh thai, và cấy que tránh thai thường xuyên hơn so với tiêm thuốc, nhưng Depo-Provera là một trong số nhiều lựa chọn cô vẫn hay đưa ra với bệnh nhân của mình.
Mặt khác, Jessica Shepherd, trợ lý giáo sư khoa sản khoa lâm sàng và phụ khoa Trường Cao đẳng Y khoa của Đại học Illinois, Chicago, nói rằng Depo-Provera là lựa chọn khá phổ biến với bệnh nhân của mình. "Đó là một lựa chọn tuyệt vời cho phụ nữ tìm kiếm một loại thuốc ngừa thai có thể đảo ngược dài hạn, cho phép mọi người có một chút linh hoạt hơn trong việc kiểm soát việc tránh thai của họ", bà cho biết thêm.
Tuy nhiên, không có phương pháp kiểm soát sinh đẻ nào là hoàn hảo, tiêm thuốc tránh thai cũng không phải là một ngoại lệ. Dưới đây là một vài tác dụng phụ mà chị em phụ nữ cần phải nhận thức được trước khi sử dụng biện pháp này:
"Tác dụng phụ thường gặp nhất là sự thay đổi kì kinh nguyệt người phụ nữ", Jason James, Giám đốc Y tế tại FemCare Ob-Gyn, Miami chia sẻ với SELF. Sau khi tiêm, có thể bạn sẽ có kinh nguyệt không đều vì progesterone trong mũi tiêm gây mỏng niêm mạc tử cung và có thể gây mất kinh. Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng mà ngừng tiêm thuốc thì kinh nguyệt sẽ lại bất thường lần nữa vì cơ thể phải loại bỏ các progesterone trước đó.
2. Sau khi ngưng sử dụng, có thể mang thai ngay
Michael Cackovic, chủ nhiệm khoa sản Trung tâm y tế đại học Wexner, Ohio, chia sẻ với SELF rằng một người "có khả năng mang thai trở lại" từ 10 đến 22 tháng sau khi họ ngừng tiêm thuốc. "Nhưng đó không phải là một lựa chọn tốt cho kế hoạch hóa gia đình", ông cho biết. Còn trong trường hợp bạn muốn có thai sớm thì thuốc tránh thai là lựa chọn không tồi.
3. Loãng xương
Việc dùng Depo-Provera nhiều hơn 2 năm có nguy cơ gây loãng xương về lâu dài. Các bác sĩ cảnh báo rằng, việc giảm mật độ xương tăng theo thời hạn sử dụng và nguy cơ loãng xương rất cao, ngay cả sau khi ngưng dùng thuốc. Và để khắc phục, Cackovic khuyên người dùng nên bổ sung canxi và vitamin D trong quá trình tiêm thuốc.
4. Gây đau đầu
Giáo sư Shepherd cho biết đây là một tác dụng phụ phổ biến của đa số biện pháp kiểm soát nội tiết tố hiện nay, "nếu bị đau đầu khi áp dụng phương pháp mới thì tốt nhất nên báo lại với bác sĩ của mình". Tuy đau đầu, buồn nôn chỉ là một tác dụng phụ thông thường, nhưng "liệu pháp có thể sẽ làm các căn bệnh nhẹ mà bạn đang nhiễm nặng hơn bình thường", vị giáo sư này cho biết thêm.
5. Đầy hơi
"Đầy hơi và co thắt dạ dày là phản ánh thông thường của người dùng về phương pháp này", James nói. Đó là do progesterone có thể làm chậm quá trình tiêu hóa đường ruột, gây đầy hơi nhưng nó không kéo dài mãi mãi. "Những triệu chứng này, giống hầu hết các tác dụng phụ, sẽ biến mất sau khi người dùng đã quen với thuốc", James chia sẻ.
6. Tăng cân
Theo một nghiên cứu năm 2009 được công bố trên tạp chí American Journal, người dùng Depo-Provera tăng trung bình 4,5kg trong vòng 3 năm, so với 1,5-2kg ở những phụ nữ sử dụng các hình thức tránh thai khác. Tất nhiên, phương pháp tiêm không phải lúc nào cũng gây tăng cân, nhưng đó là một tác dụng phụ khiến nhiều người ái ngại.
Mặc dù có nhiều tác dụng phụ, hầu hết các chuyên gia cho rằng tiêm thuốc vẫn là một phương pháp ngừa thai hữu hiệu. Tuy nhiên, như với bất kỳ loại thuốc nào, tốt nhất hãy nhận lời tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định.
(Nguồn:Self)