Tại sao lại gọi tuổi 70 là "ngưỡng già"?

Từ thời xa xưa, người ta sống đến 70 tuổi đã là điều hiếm thấy, 70 tuổi dường như là mong muốn của mọi người lúc bấy giờ. Nhưng ngày nay, tuổi thọ trung bình của con người vẫn đang không ngừng tăng lên, 70 tuổi đã không còn là xa vời nữa rồi.

Tuy nhiên, một số thống kê cho thấy thể trạng của người cao tuổi sẽ dần dần trở nên xấu đi khi họ bước vào độ tuổi từ 70 đến 75, thậm chí nhiều người sẽ qua đời ở giai đoạn này. Vậy nên tuổi 70 được coi là giai đoạn nguy hiểm trong cuộc đời của những người cao tuổi. Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Đại học Cambridge và được công bố trên tờ báo uy tín "Nature" cho biết, con người sẽ lão hóa một cách vô cùng nhanh chóng sau tuổi 70.

70 tuổi là "ngưỡng già", người có sức khỏe tốt, chắc chắn "thọ tỉ nam sơn" có 5 điểm chung khi đi bộ- Ảnh 1.

Nghiên cứu đã theo dõi tình trạng sức khỏe của 10 đứa trẻ sơ sinh trong vòng 81 năm. Trong quá trình theo dõi, những thay đổi trong máu và tủy xương của các đối tượng đã được đưa ra phân tích. Kết quả cho thấy, các tế bào máu ở người người già sau 70 tuổi có sự phân hóa thành 10 - 20 tế bào gốc. Trong khi đó, những tế bào này ở người dưới 65 tuổi lại có thể phân hóa thành 20 nghìn – 200 nghìn tế bào gốc. Hiện tượng này đã giải thích rõ ràng tại sao cơ thể con người sẽ đột ngột trở nên yếu đi sau tuổi 70. Chúng ta sẽ có cảm giác mình già đi rõ rệt, các bệnh do lão hóa và tuổi giả cũng tăng lên đáng kể.

Năm 2022, một báo cáo do "Trung tâm Ung thư Quốc gia" của Trung Quốc công bố cho thấy những người trên 60 tuổi có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao và đồng thời cũng có tỷ lệ tử vong do ung thư cao nhất. Ngoài ung thư, những người trên 70 tuổi còn dễ mắc các bệnh mãn tính khác, suy nhược cơ thể, tiêu hóa và hấp thu kém. Vì vậy, không quá lời khi gọi tuổi 70 là trở ngại cho sức khỏe ở người cao tuổi.

70 tuổi là "ngưỡng già", người có sức khỏe tốt, chắc chắn "thọ tỉ nam sơn" có 5 điểm chung khi đi bộ- Ảnh 2.

5 dấu hiệu của sức khỏe tốt sau tuổi 70

Đối với người cao tuổi, việc đi bộ rất phù hợp để thực hiện hàng ngày, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Là một trong những môn thể dục thể thao dễ dàng và tiện lợi nhất, đi bộ có thể tăng cường chức năng của tim phổi, cải thiện tuần hoàn máu và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Khi di bộ, hoạt động của cơ thể cũng phản ánh sức khỏe của chúng ta. Nếu bạn có những biểu hiện sau đây khi đi bộ chứng tỏ sức khỏe của bạn rất tốt.

1. Nhịp độ ổn định

Khi đi bộ, nhịp độ di chuyển bình thường, bước chân vững chắc, không vội vàng, không đi khập khiễng, không đi dáng cắt kéo, như vậy là khỏe mạnh.

2. Hô hấp ổn định

Khi đi bộ có nhịp thở ổn định, không có triệu chứng khó thở sẽ giúp bạn xác định tình trạng sức khỏe. Nếu bạn cảm thấy khó thở, làn da tím tái khi đi bộ, bạn có thể đang mắc các bệnh về phổi.

3. Chân không đau nhức

Khi đi bộ bạn không cảm thấy bàn chân đau nhức hay co giật ở cẳng chân, điều này cho thấy chức năng khớp gối của bạn rất tốt, là dấu hiệu cho thấy bạn có thể sống lâu.

4. Không cảm thấy khó chịu ở tim

Sức khỏe tim mạch rất quan trọng đối với người cao tuổi, nếu khi bạn đi bộ bạn không cảm thấy đau nhức vùng ngực, nhịp tim tăng nhanh, chứng tỏ rằng chức năng tim mạch của bạn vẫn rất tốt.

5. Tốc độ vừa phải

Tốc độ đi bộ cũng là một trong những chỉ số phản ánh sức khỏe, người ta thường cho rằng người đi bộ nhanh sẽ sống lâu hơn. Nhưng người cao tuổi không thể đi bộ với tốc độ quá nhanh mà phải chọn tốc độ phù hợp với thể chất của mình.

70 tuổi là "ngưỡng già", người có sức khỏe tốt, chắc chắn "thọ tỉ nam sơn" có 5 điểm chung khi đi bộ- Ảnh 3.

4 điều bạn nên làm nếu muốn khỏe mạnh sống lâu

Ngoài việc đi bộ và tập thể dục phù hợp, bạn cũng nên thực hiện một số điều sau đây mỗi ngày để duy trì sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

1. Cân bằng dinh dưỡng

Chú ý duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt là bổ sung protein chất lượng cao. Người cao tuổi có thể ăn nhiều thực phẩm từ cá, trứng, sữa một cách hợp lý, không nên chỉ ăn đồ chay, nếu không sẽ dễ dẫn đến suy dinh dưỡng.

2. Tiếp tục tập thể dục tùy theo tình hình sức khỏe

Người cao tuổi nên tập luyện phù hợp tùy theo thể trạng của mình, tập thể dục có thể giúp cải thiện chức năng tim phổi và duy trì cân nặng. Hãy chú ý chỉ tập luyện trong khả năng của mình, không nên ép buộc bản thân.

3. Kiểm soát bệnh nền và sử dụng thuốc hợp lý

Đối với người cao tuổi, khi mắc bệnh mãn tính phải tích cực phối hợp với bác sĩ để kiểm soát tình trạng, uống thuốc đều đặn, đủ lượng, không được tự ý tăng giảm liều hoặc ngừng thuốc.

4. Giữ thói quen sống tốt và duy trì tâm trạng lạc quan vui vẻ

Việc người cao tuổi có thể sống lâu hay không chủ yếu là do thói quen sinh hoạt của chính họ và các yếu tố liên quan, đừng quá lo sợ khi nghĩ rằng tuổi 70 sẽ là trở ngại trong cuộc đời mình. Nếu bạn giữ được những thói quen tốt từ bây giờ, bạn nhất định có thể sống lâu.