Không dễ gì để phân biệt một người thành thật và một kẻ giả tạo. Có thể ẩn sau mỗi hành động tử tế là mục đích thâm hiểm nhằm lợi dụng hoặc hãm hại chị em. Nếu không tinh ý nhận ra, rất có thể bạn sẽ bị "đưa vào tròng" và hối hận vì đã tin lầm người.
Chính vì vậy, đừng bỏ qua 8 dấu hiệu sau nếu muốn phân biệt "thật-giả" chốn công sở chị em nhé!
1. Kẻ giả tạo chỉ tôn trọng những ai có quyền lực, giàu có. Người chân thành tôn trọng tất cả
Một kẻ vụ lợi và nghĩ đến bản thân mình thường không có xu hướng quan tâm đến nhiều địa vị xã hội khác nhau trong cuộc sống. Họ thậm chí còn chẳng thèm đoái hoài đến bất cứ ai không mang lại được lợi ích cho họ. Ngược lại, người chân thành có tâm sạch, không lợi dụng bất cứ ai. Chính bởi vậy nên họ nhiều khả năng cởi mở, hòa đồng hơn với các tầng lớp khác nhau.
2. Kẻ giả tạo muốn hưởng lợi từ mọi thứ, người chân thành không thao túng người khác
Ví dụ khi được một kẻ giả tạo giúp đỡ điều gì đó, chị em sẽ bị họ sai khiến việc khác như để "trả ơn". Thậm chí, nếu chúng ta không thể làm, họ sẽ quay ra trách móc, nói mình là người vô ơn, ăn cháo đá bát... Nhưng điều này sẽ chẳng bao giờ xảy ra với người chân thành. Bởi họ cho đi không hối hận và cũng chẳng đòi hỏi phải đáp lại. Hành động giúp đỡ đối với họ xuất phát từ chân tình giữa hai người.
3. Kẻ giả tạo muốn thu hút sự chú ý, người chân thành muốn chia sẻ hào quang
Đối với kẻ giả tạo, lý tưởng nhất là họ được mọi người chú ý đến với tấm lòng tốt hào nhoáng. Họ muốn được ca tụng và khen ngợi, thậm chí thành tựu chỉ nên dành cho 1 người. Song với người chân thành, họ hiểu bản thân chẳng cần phải chứng minh điều gì hết. Họ cũng sẽ chia sẻ hào quang với đồng nghiệp - những ai đã giúp đỡ để cả nhóm đạt thành tựu.
4. Kẻ giả tạo luôn khoe khoang, người chân thành chuộng sự khiêm nhường
Người ta thường khoe khoang quá đà về những thứ bản thân không làm. Giống như trong phim "Người đẹp và quái vật", Quái thú đọc nhiều sách, ham học hỏi nhưng chẳng bao giờ đả động khoác lác. Ngược lại, Gaston lại thường phóng đại và khoác lác về những thứ anh ta không thực sự làm được. Do đó, nếu thấy một ai đó ba hoa quá nhiều, hãy coi chừng, họ có thể là một người chẳng đáng tin đâu!
5. Kẻ giả tạo thường nói xấu sau lưng, người chân thành không ngại góp ý thẳng thắn
Vì chuyên đặt điều, đưa chuyện nên những kẻ giả tạo chỉ dám tụ tập "đâm sau lưng". Họ sợ nếu nói công khai sẽ bị bóc mẽ và bại lộ sự gian dối của bản thân. Trái lại, người chân thành hiểu thế nào là chừng mực để góp ý chân thành và hơn cả là chia sẻ quan điểm cá nhân một cách công khai.
6. Kẻ giả tạo hay thất hứa, người chân thành luôn giữ đúng giao ước
Không giữ lời hứa là một cách gây tổn thương người khác, và chắc chắn những đồng nghiệp chân thành sẽ không làm vậy. Trong khi đó, để lừa lọc và lợi dụng, kẻ giả tạo sẽ vẽ ra những viễn cảnh tốt đẹp để thao túng chị em. Do đó, những lời hứa quá viển vông và không được bảo chứng bởi giấy tờ cần phải cẩn thận nhé!
7. Kẻ giả tạo thích phán xét, người chân thành ưa truyền cảm hứng và tạo động lực
Trong đầu của kẻ giả tạo luôn là suy nghĩ hạ bệ người khác nhằm nâng bản thân mình lên. Họ còn thích phán xét người khác để thỏa mãn sự ích kỷ. Không giống với lối hành xử xấu như vậy, người chân thành hiểu ai cũng đều có khuyết điểm, điều quan trọng là biết khắc phục và vươn lên để hoàn thiện hơn.
8. Kẻ giả tạo ngon ngọt khi thao túng, người chân thành luôn tỏ ra ân cần và quan tâm
Một thái độ vồn vã, ngon ngọt khác lạ của đồng nghiệp nào đó chắc chắn sẽ khiến chị em nghi ngờ ít nhiều đúng không nào? Khi hai người không quá thân thiết mà họ lại tỏ ra nhẹ nhàng thì coi chừng, rất có thể họ sắp nhờ vả điều gì đó. Biểu hiện này khó có thể thấy ở người chân thành. Ở mọi thời điểm, họ thường ân cần với tất cả mà chẳng đoái hoài đến lợi ích mình nhận được.
Tham khảo B.S