Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên sử dụng các loại gia vị trong quá trình nấu ăn. Gia vị không chỉ giúp thực phẩm thêm thơm ngon, còn góp phần chăm sóc sức khỏe. Giới chuyên gia dinh dưỡng Trung Quốc đã chỉ ra 8 loại gi vị thường thấy là "bậc thầy" giúp tăng tuổi thọ của con người.
1. Mù tạt: Giúp giải độc
Mù tạt có tính nóng nhưng không độc, có chức năng làm ấm và phân tán lạnh, có lợi cho 5 cơ quan nội tạng, kích thích ăn ngon miệng, nâng cao sức khỏe tiêu hóa. Vị cay của mù tạt có thể kích thích tiết nước bọt và tiết dịch dạ dày. Đồng thời, mù tạt cũng có chức năng giải độc, đặc biệt là giải độc ở cá, cua. Vì vậy, những thực phẩm sống như cá hồi thường được ăn kết hợp với mù tạt.
2. Gừng: Tăng cường sức khỏe dạ dày, trừ lạnh
Gừng vừa là một loại gia vị phổ biến hầu như nhà nào cũng có, vừa là một loại thuốc nâng cao sức khỏe dạ dày. Gừng có vị cay, có tác dụng làm ấm, kích thích đổ mồ hôi, giải độc, chống viêm, làm ấm phổi. Đặc biệt giải độc tốt đối với chất độc ở các loại cá, cua. Gừng có tác dụng trị đau đầu, giảm ho, tiêu đờm, cân bằng đường huyết. Tinh dầu dừng giúp giải tỏa tinh thần và loại bỏ trạng thái căng thằng lo âu.
3. Dấm: Giúp ngon miệng, kháng khuẩn
Dấm chứa 0,4% đến 0,6% axit axetic, có thể ức chế sự phát triển và sinh sản của nhiều loại mầm bệnh ở một mức độ nhất định. Vì vậy, khi có dịch bệnh liên quan đến vi khuẩn và vi-rút ở khu vực sinh sống, khuyên mọi người khi nấu ăn hoặc trộn các món ăn lạnh nên thêm một lượng dấm thích hợp. Điều này có thể giúp kích thích sự thèm ăn, hơn nữa còn có thể ức chế được các loại vi khuẩn.
4. Hoa hồi: Tẩy giun và ngừa lạnh
Hoa hồi là một gia vị không thể thiếu để làm các món ăn lạnh, món hầm và món nướng. Tác dụng của nó vượt xa các loại gia vị khác, và nó cũng là nguyên liệu chính để chế biến ngũ vị hương. Quả và hạt có tác dụng làm gia vị, còn được sử dụng làm thuốc theo y học cổ truyền Trung Quốc. Y học Trung Quốc cho rằng, mùi thơm của đại hồi có chức năng tẩy giun, làm ấm khí, tăng cường sức khẻ dạ dày, xua tan lạnh giá, và tăng hưng phấn cho các dây thần kinh.
5. Rau mùi: Giảm căng thẳng, lo âu
Thành phần sử dụng chủ yếu của cây mùi là tinh dầu coriandrol. Theo các nghiên cứu cho thấy tinh dầu này có tác dụng giảm căng thẳng lo âu, tác động vào hệ thần kinh trung ương, đồng thời có tác dụng giãn cơ. Đối với hệ tiêu hóa có tác dụng làm tăng nhẹ nhu động ruột, kích thích tiêu hóa và cảm giác thèm ăn, trung tiện, dễ tiêu.
6. Hạt tiêu: Giúp tăng cường trao đổi chất
Hạt tiêu là gia vị phổ biến nhất, và hạt tiêu được sử dụng đi kèm với muối. Hạt tiêu là thực phẩm rất thích hợp với những người béo phì, vì nó có tác dụng tăng cường trao đổi chất, cũng có tác dụng bài tiết khí. Hạt tiêu kích thích sản xuất nước bọt, dịch dạ dày và dịch tụy, giúp tiêu hóa các loại thực phẩm giàu chất béo.
7. Ớt: Giúp tiêu hóa
Capsaicin là một thành phần của ớt, là một chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn quá trình ung thư của các mô tế bào và giảm tỷ lệ tế bào ung thư. Vị cay của nó có thể kích thích tiết nước bọt và dịch dạ dày, tăng cảm giác ngon miệng, thúc đẩy nhu động ruột và giúp tiêu hóa.
8. Trần bì: Kháng khuẩn, tiêu đờm
Trần bì được làm từ vỏ quýt và vỏ cam. Trần bì có mùi thơm, vị cay, hơi đắng, tính ấm, được chỉ định để điều trị, kiểm soát, phòng chống và cải thiện các bệnh như khó tiêu, hen suyễn, và trần bì có tác dụng kháng khuẩn rất tốt.
(Nguồn: QQ)