Những cốc sinh tố không chỉ hấp dẫn mà còn là thức uống khoái khẩu của không ít người trong tiết trời nóng bức. Tuy nhiên, nếu không biết pha chế đúng cách, loại đồ uống bổ dưỡng này có thể làm tăng đường huyết, khiến bạn cảm thấy khó chịu khi sử dụng.
Lori Zanini, bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng kiêm người sáng lập Chế độ dinh dưỡng 7 ngày cho người bệnh tiểu đường cho biết, ngay cả khi sinh tố được chế biến hoàn toàn từ các loại thực phẩm sạch, lượng đường trong máu bạn vẫn có thể tăng cao nếu không pha chế các thành phần với tỉ lệ hợp lý.
Những cốc sinh tố không chỉ hấp dẫn mà còn là thức uống khoái khẩu của không ít người trong tiết trời nóng bức.
Alissa Rumsey chuyên gia dinh dưỡng kiêm người đứng đầu hiệp hội Alissa Rumsey Nutrition and Wellness tại thành phố New York cho biết, khi lượng đường huyết tăng hay giảm đột ngột, quá trình trao đổi chất của cơ thể sẽ bị gián đoạn, gây nên cảm giác buồn nôn, mệt mỏi. Nếu đang gặp phải tình trạng đó mà không muốn bỏ qua món đồ giải khát hữu hiệu này, hãy tham khảo 8 loại thực phẩm và tỉ lệ pha chế dưới đây, chúng là những thực phẩm giúp cân bằng lượng đường huyết trong máu hiệu quả:
Quả mọng
Không chỉ có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, những loại quả mọng nước còn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho sinh tố. Sarah Koszyk, thạc sĩ kiêm chuyên viên dinh dưỡng đồng thời là tác giả của cuốn sách 25 Anti-Aging Smoothies for Revitalizing, Glowing Skin cho biết, quả mọng, đặc biệt là việt quất, dâu tây, mâm xôi là những nguyên liệu tuyệt vời giúp bổ sung chất xơ và vitamin C. Loại quả này cũng có khả năng làm giảm chỉ số glycemic, ngăn ngừa sự gia tăng lượng đường huyết trong máu, đặc biệt khi pha trộn với những thực phẩm giàu chất đạm và chất béo.
Tỉ lệ pha chế tham khảo: 3/4 bát trái cây quả mọng ướp lạnh, 2 bát rau bina sống, 1/2 ly sữa đậu nành không đường, 15 ml nước, 1 thìa yến mạch, bơ đậu phộng tự nhiên.
Không chỉ có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, những loại quả mọng nước còn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho sinh tố.Các loại đậu
Các loại đậu
Với hương vị tự nhiên, đậu gà và đậu trắng đều là nguyên liệu tuyệt vời cho vào sinh tố. Chúng có thể thay thế cho chuối khi sinh tố đã có nhiều kem và đường. Theo Jacqueline Bromberg, bác sĩ kiêm nhà nghiên cứu y khoa tại Trung tâm Sức khỏe Memorial Sloan-Kettering thuộc Đại học Weill Cornell Medical College, New York (Mỹ), chứa lượng đường thấp, chất đạm và hàm lượng chất xơ cao, các loại đậu sẽ giúp bạn no lâu hơn. Để đảm bảo an toàn thực phẩm, hãy chọn những loại đậu chưa muối và được đóng hộp đàng hoàng. Sấy khô và rửa sạch chúng trước khi cho vào máy xay.
Tỉ lệ pha chế tham khảo: 1/2 bát chuối và 1 bát rau súp lơ ướp lạnh, 1/2 cốc đậu đóng hộp đã ráo nước và rửa sạch, 1/2 ly sữa hạnh nhân vani không đường, 15 ml nước, bơ hạnh nhân tự nhiên, 1/4 thìa cà phê quế.
Rau xanh
Mặc dù không phải món khoái khẩu, bạn vẫn nên khéo léo bổ sung những ly nước được chế biến từ rau xanh. Lea Ann Chen, thạc sĩ kiêm phó giáo sư y khoa tại trung tâm chăm sóc sức khỏe NYU Langone cho biết, không chỉ chứa ít đường, các loại rau như rau diếp và rau bina còn bổ sung kali và vitamin K cho cơ thể. Loại thực phẩm này cũng dễ dàng pha vào sinh tố bởi không làm mất hương vị có sẵn.
Tỉ lệ pha chế tham khảo: 1/4 bát chuối ướp lạnh, 1/4 bát xoài đông lạnh, 2 bát rau bina sống, 1/2 ly sữa hạnh nhân không đường, 30 ml nước, hạt bí đỏ, ¼ thìa vani protein không đường.
Mặc dù không phải món khoái khẩu, bạn vẫn nên khéo léo bổ sung những ly nước được chế biến từ rau xanh.
Hạt
Emmanuel Abraham, nhà nghiên cứu y sinh tại Bệnh viện Bumrungrad International (Bangkok, Thái Lan) cho biết, chia, lanh và gai dầu là các loại hạt cung cấp omega-3 và các chất béo chống viêm, không bão hòa dồi dào. Chỉ cần một hoặc hai thìa loại hạt này là bạn có thể bổ sung thêm chất đạm và chất xơ cho cơ thể. Chúng còn giúp sinh tố tiêu hóa chậm hơn, ngăn ngừa lượng đường huyết tăng cao. Bí đỏ và hạt hướng dương cũng là những nguyên liệu thay thế có hiệu quả không kém.
Tỉ lệ pha chế tham khảo: 1 bát dâu tây ướp lạnh, 1/2 bát súp lơ ướp lạnh, 3/4 ly sữa hạnh nhân không đường, 30 ml nước, 2 thìa cà phê hạt chia, dầu hạt gai dầu, 1/2 bát đậu gà đã được đóng hộp, ráo nước, và rửa sạch.
Quả hạnh và bơ lạc
Quả hạnh cũng là một nguồn cung cấp dồi dào chất béo, chất đạm và chất xơ không no. Sự kết hợp của các chất dinh dưỡng trong loại quả này làm chậm quá trình tiêu hóa và ngăn cơ thể hấp thụ quá nhiều đường. Theo Jane Nani, dược sĩ y khoa tại Trung tâm Illinois, đây chính là những thực phẩm giúp cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể luôn ở mức ổn định.
Các loại quả khác nhau cung cấp sẽ cung cấp vitamin và các khoáng chất khác nhau, do đó hãy tự lựa chọn loại thực phẩm phù hợp với bản thân. Hạnh nhân, óc chó và quả hồ trăn đều là những nguyên liệu pha chế tuyệt vời không kém gì các loại hạt và rau xanh.
Tỉ lệ pha chế tham khảo: 1/2 quả chuối ướp lạnh, ½ quả bí đông lạnh, 2/3 ly sữa bò, 45 ml nước, quả hồ trăn bóc vỏ, dừa bào sợi.
Quả hạnh cũng là một nguồn cung cấp dồi dào chất béo, chất đạm và chất xơ không no.
Củ cải
Củ cải là nguồn cung cấp dồi dào vitamin C, vitamin B và nhiều dưỡng chất có ích cho sức khỏe tim mạch. Bạn thậm chí có thể sử dụng củ cải đường để tăng để tăng cường khả năng chống oxy hóa cho sinh tố. Tuy nhiên bạn cần lưu ý hấp và bóc vỏ loại củ này rước khi bỏ vào máy xay.
Tỉ lệ pha chế tham khảo: 1/2 bát rau bina ướp lạnh, 1 củ cải đường đã hấp và bóc vỏ, 1/2thìa vani protein không đường, 45 ml nước, 1 quả hạnh sống, 1/2 thìa cà phê gừng tươi, 1/2 ly sữa không đường, 1/2 thìa cà phê tinh dầu vanilla.
Sữa chua, phô mai hoặc đậu phụ
Thêm sữa chua hoặc phô mai là một cách đơn giản để tăng cường 10 - 20 gram protein trong mỗi ly sinh tố. Wilfred Marion, nhà nghiên cứu kiêm tư vấn y khoa cho biết, chất này là chìa khóa thúc đẩy tiêu hóa và hấp thụ chất. Những người theo chế độ ăn không đường sữa có thể sử dụng đậu hũ để thay thế.
Tỉ lệ pha chế tham khảo: 1/2 bát sữa chua hoặc đậu phụ, ½ ly nước, ¼ quả dưa chuột, 1 bát rau bina, 1/2 quả lê, 1 trái kiwi, 1/4 thìa mật ong.
Thêm sữa chua hoặc phô mai là một cách đơn giản để tăng cường 10 - 20 gram protein trong mỗi ly sinh tố.
Sữa không đường
Các loại sữa hạnh nhân và dừa không đường chỉ chứa 1 gram carbohydrate trong mỗi cốc. Sữa đậu nành cũng là một lựa chọn thay thế không tồi khi chỉ chứa 3 gram carbohydrate/cốc. Dù sữa bò có đến 12g carbohydrate mỗi cốc, bạn vẫn có thể sử dụng chúng lúc pha chế sinh tố. Erin Sundermann, nhà khoa học kiêm trợ lý giáo sư công tác tại đại học Y California San Diego School đã chỉ ra, chỉ cần đảm bảo lượng sữa luôn ít hơn trái cây là bạn có thể hạn chế lượng đường ở mức tối thiểu và ngăn ngừa tình trạng gia tăng đường huyết.
Tỉ lệ pha chế tham khảo: 1/4 quả chuối ướp lạnh, 1/2 bát hạt bí ướp lạnh, 15 ml nước, bơ hạnh nhân, 3/4 ly sữa dừa không đường, 3/4 thìa bột protein sô cô la không đường.
(Nguồn: Pre)