Thực phẩm đông lạnh sau khi được mua từ siêu thị về nên bỏ vào tủ lạnh càng sớm càng tốt. Nếu để những loại thực phẩm này ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài thì các loại vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở làm giảm chất lượng thực phẩm và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ.
2. Lưu giữ đồ đông lạnh đúng với nhiệt độ ghi trên bao bì
Mỗi loại thực phẩm đều có hạn sử dụng và mô tả nhiệt độ bảo quản được ghi rõ ràng trên bao bì. Ví dụ chỉ nên dùng sữa trong 30 ngày và phải cất trong tủ lạnh ở nhiệt độ bao nhiều, nếu bạn để sữa trong môi trường nóng hơn thì sữa sẽ bị chua và bị đông lại. Vì vậy đối với tất cả các thực phẩm đông lạnh mua về cho bé thì các mẹ nên tuân thủ đúng hướng dẫn trên bao bì nhé.
3. Thực phẩm đông lạnh nên được nấu chín hoàn toàn
Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, mẹ hãy chắc chắn rằng thực phẩm đông lạnh được nấu chín hoàn toàn, tránh để đồ ăn đông lạnh gần thực phẩm tươi và thực phẩm chín. Không nên để cá hay thịt cùng ngăn với kem, trái cây… Tốt nhất nên bọc kín bằng nhiều lớp bảo quản và nên để khác ngăn để tránh lây nhiễm chéo.
4. Tuyệt đối không cho trẻ dùng thực phẩm tái đông
Thực phẩm khi được tái đông sẽ có nguy cơ bị hư hại tăng lên gấp nhiều lần. Khi cho trẻ dùng những loại thực phẩm này thì rất có thể trẻ sẽ bị đau bụng, thậm chí bị ngộ độc.
(Ảnh minh họa)
Những thực phẩm được đóng thành viên nhỏ như tôm, cá,… khi tan đông rồi tái đông, thường bị dính lại với nhau (bình thường tôm rời từng con một). Về nguyên tắc, khi các thực phẩm đã đông lạnh rồi, sau khi xả đông thì phải chế biến và dùng ngay.
5. Đọc kỹ những lưu ý trên bao bì
Thực phẩm đông lạnh nhiều khi là đồ làm sẵn toàn bộ và thậm chí đã nêm muối, nên các mẹ cần kỹ lưỡng khi lựa chọn, đồ ăn không muối, không đường, đặc biệt là hạn chế những thực phẩm chứa chất bảo quản.
6. Thời gian để đông lạnh thực phẩm không nên quá lâu
Khi để đồ ăn trong ngăn lạnh thì người lớn nên chú ý không nên để quá lâu. Khi giã đông thực phẩm bằng lò vi sóng thì nên làm theo hướng dẫn.
7. Tuyệt đối không ngâm nước để làm tan thực phẩm đông lạnh
Tuyệt đối không ngâm nước để làm tan thực phẩm đông lạnh. Khi giã đông thực phẩm đông lạnh nên để ở nhiệt độ mát hoặc ngăn mát của tủ lạnh từ 8 – 10oC, chứ không được cho vào ngâm nước, hoặc đưa ra môi trường bên ngoài để tan chảy. Trong trường hợp bất đắc dĩ không xả kịp, bạn có thể cắt nhỏ ngay khi thực phẩm còn đông lạnh và chế biến ngay.
Dưới đây là 10 quan niệm sai lầm về dinh dưỡng cho bé mà các mẹ hay mắc phải nhất.