1. Không rửa bát ngay sau khi ăn

Thông thường, khi ăn xong, chúng ta có xu hướng lười biếng, ngại phải rửa bát luôn. Theo đó, chúng ta thường thà dành hàng giờ ngồi không trên sofa chỉ để lướt điện thoại còn hơn phải đi rửa bát. Tuy nhiên, việc rửa bát thực ra không mất nhiều thời gian đến thế. Bạn thậm chí có thể hoàn thành mọi việc trong khoảng thời gian ngắn hơn nhiều so với những gì bạn nghĩ.

Và lý do cho điều này là nếu để bát đĩa bẩn trong thời gian quá lâu sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi, gây hại cho sức khoẻ gia đình bạn.

2. Sử dụng miếng bọt biển bẩn

Miếng bọt biển để lâu ngày sẽ trở nên thô ráp, đổi màu hoặc có mùi. Điều đó thật đáng buồn nhưng là sự thật. Hãy thay miếng bọt biển của bạn mỗi tuần và bạn sẽ không phải băn khoăn liệu mình có đang làm lây lan vi khuẩn xung quanh môi trường sống của chính mình hay không.

3. Rửa bát bằng tay trần

Hãy dành một phút để đeo găng tay trước khi rửa bát. Nghe có vẻ lỗi thời, nhưng đeo găng tay có thể giữ cho tay bạn được dưỡng ẩm tốt hơn và ở trạng thái tốt hơn. Nếu bạn là người thích làm móng, móng tay của bạn sẽ giữ được lâu hơn. Ngoài ra, găng tay cũng sẽ giữ cho bàn tay của bạn được bảo vệ khỏi nước nóng - cách mà chúng ta thường hay làm mỗi khi tráng bát để giữ bát sạch sẽ hơn.

8 sai lầm bạn đang mắc phải khi rửa bát bằng tay - Ảnh 2.

Hãy nhớ đeo găng tay khi rửa bát để tránh làm hại da tay.

4. Đừng bỏ qua bước ngâm

Một mẹo nhỏ để tiết kiệm thời gian cho bạn đó là: Ngâm chiếc nồi hoặc bát bẩn nhất.

Theo đó bạn cần tiến hành như sau: Rửa bát như bình thường. Sau đó, khi bạn rửa xong những thứ nhỏ hơn, sạch sẽ hơn, hãy đổ hỗn hợp tẩy rửa và nước ngâm vào chiếc nồi/chảo/bát bẩn nhất. Khi này, bạn sẽ dễ dàng làm sạch vết bẩn.

Ngoài ra, đừng ngại để nồi và chảo lớn hơn trong bồn rửa qua đêm nếu chúng quá bẩn. Việc đó sẽ giúp quá trình rửa chúng trở nên dễ dàng hơn sau 1 thời gian ngâm nước.

5. Ngâm những thứ không nên ngâm

Gang và gỗ chính là những thứ không nên ngâm nước. Vì vậy đừng làm điều đó! Bạn cũng không nên ngâm dao vì nước có thể làm gỉ lưỡi dao hoặc làm hỏng cán dao (nếu là dao bằng gỗ). Tốt hơn hết là bạn nên để những món đồ bẩn này trên quầy cạnh bồn rửa và rửa chúng ngay khi có thể.

6. Dùng quá nhiều xà phòng

Nhiều người nghĩ rằng dùng nhiều xà phòng sẽ giúp bát đũa trở nên sạch sẽ hơn, tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy.

Trên thực tế, bạn có thể cần ít hơn mức bạn đang sử dụng. Để tìm ra lượng phù hợp, hãy thử đổ xà phòng rửa chén vào một cái bát nhỏ và hoà với nước, sau đó nhúng miếng bọt biển của bạn vào dung dịch đó khi bạn làm sạch. Bạn sẽ ngạc nhiên về lượng xà phòng bạn cần. 

Hãy hoà nước rửa chén bát vào nước trước khi rửa. (Ảnh minh hoạ)

7. Thò tay vào bồn rửa

Giả sử nước trong bồn rửa của bạn bắt đầu đầy lại hoặc có rất nhiều thứ cặn bã đọng lại trong đó khiến bồn bị tắc nghẹt. Hãy tuyệt đối đừng thò tay vào bồn rửa.

Nếu bạn thò tay vào mà không cẩn thận, bạn có thể dễ dàng bị đứt tay! Theo đó, hãy thật cẩn thận để xử lý tình huống này và nhớ đeo găng tay vào nhé!

8. Cất bát đĩa đi khi chúng còn ướt

Làm khô bát đĩa là một phần quan trọng của quy trình rửa bát đĩa. Nếu bạn cất đồ khi đồ còn ướt, hơi ẩm sẽ xâm nhập vào tủ và có thể làm đồ bị cong vênh, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Theo đó, cách tốt nhất là hãy xếp bát đĩa của bạn trên giá hoặc tấm lót phơi khô qua đêm trước khi cất chúng vào tủ.