Đường là dưỡng chất cần thiết để cơ thể chuyển hóa năng lượng, giúp tinh thần sảng khoái và khoẻ khoắn hơn. Thế nhưng theo các chuyên gia thuộc Hiệp hội Tim mạch Mỹ, tiêu thụ quá nhiều đường mỗi ngày sẽ là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.

1. Gây nghiện

Các nhà nghiên cứu thuộc trường ĐH James Cook (JCU - Úc) cho biết, đường cũng là một trong những chất dễ gây nghiện giống như cocaine. Chúng kích thích sự hứng thú của thần kinh trung ương khiến cho nhiều người khó lòng từ bỏ chất ngọt này. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng béo phì ở trẻ em và cả người lớn.

Theo ông Paul van der Velpen, người đứng đầu Cơ quan y tế Amsterdam (Hà Lan), đường là chất gây nghiện nguy hiểm trong thời đại ngày nay. Chuyên gia này tin rằng, từ bỏ thói quen ăn đường cũng khó như bỏ thuốc lá, nên tốt nhất là đừng để mình bị phụ thuộc vào đường bằng cách hạn chế thức ăn ngọt hoặc nêm nhiều đường vào món ăn.

8 tác hại của việc ăn nhiều đường 1
Ảnh minh họa

2. Gây béo bụng

Đường sau khi hấp thu vào cơ thể sẽ được gan chuyển hóa thành chất béo nếu như chúng không được tiêu thụ hết. Một điều đáng nói là các chất béo này thường tích tụ rất nhiều ở phần bụng chứ không phải phân tán đều khắp cơ thể. Do đó, nguy cơ “bụng phệ” sẽ tăng cao nếu bạn thường xuyên ăn thực phẩm chứa nhiều chất ngọt.

3 Gây tiểu đường, tim mạch và ung thư

Các nhà khoa học Mỹ cho biết, tiêu thụ nhiều chất ngọt cũng góp phần làm cho lượng đường huyết trong cơ thể mất ổn định, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường. Trong khi đó, một tổng kết mới đây cho thấy những người bị tiểu đường thường có nguy cơ ung thư đại tràng rất cao.

Tổng hợp kết quả của 14 công trình nghiên cứu quốc tế trên tạp chí y khoa American Journal of Gastroenterology cho thấy những người bị tiểu đường týp 2 dễ mắc ung thư đại tràng hơn 38% so với những người không bị tiểu đường. Mặc dù còn một số yếu tố khác như tuổi cao, béo phì và hút thuốc lá, nhưng mối liên quan giữa tiểu đường và ung thư vẫn là chính.

4. Làm xấu da

Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Age Journal (Mỹ) cho thấy, lượng đường huyết trong cơ thể có ảnh hưởng rất lớn đến làn da của bạn. Cụ thể, cứ tăng 1 millimole đường trong mỗi một lít máu, có thể khiến khuôn mặt của bạn trông già hơn.

Một nghiên cứu khác trên tạp chí British Journal of Dermatology (Anh) vào năm 2007 cũng chứng minh điều tương tự. Theo đó, chất collagen và protein có tác dụng duy trì độ ẩm và tính co giãn của làn da dường như có thể bị tổn hại do quá trình glycation gây ra. 

Theo giải thích của các nhà nghiên cứu, glycation là một tiến trình khi lượng đường huyết cao kết hợp với protein sẽ tạo thành các protein không mong muốn, gây nên những tổn hại cho làn da. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, nếu muốn duy trì sự trẻ trung, bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại đường.

8 tác hại của việc ăn nhiều đường 2
Ảnh minh họa

5. Tăng huyết áp

Dùng quá nhiều thức ăn ngọt cũng sẽ làm tăng mức độ insulin trong cơ thể, khiến cho thận tái hấp thu natri và nước, dẫn đến tình trạng ứ đọng nước và natri trong cơ thể. Thể tích máu tăng sẽ gây ra huyết áp cao, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.

6. Làm suy yếu hệ miễn dịch

Nhiều nghiên cứu khoa học còn cho thấy, ăn nhiều đường sẽ làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng không tốt đến chức năng miễn dịch của cơ thể, từ đó khiến cho các bệnh viêm nhiễm lâu bình phục.

7. Không tốt cho thị lực

Theo báo cáo của Hiệp hội chống cận thị Nhật Bản, tiêu thụ nhiều đường mỗi ngày còn ảnh hưởng tới lượng canxi trong cơ thể, làm tăng khả năng đàn hồi của nhãn cầu, đường kính nhãn cầu dễ tăng dễ dẫn đến bệnh cận thị.

Bác sĩ nhãn khoa nổi tiếng của Mỹ, B. Lein, dựa trên nhiều số liệu về dinh dưỡng của người bệnh mà ông đã điều trị, khẳng định “bệnh cận thị phát triển không chỉ do mắt mệt mỏi bởi làm việc nhiều quá mà còn do ăn uống không đủ các chất cần thiết. Một chế độ ăn thừa đường, canxi, protein và thiếu crôm sẽ làm cho bệnh cận thị nặng thêm”.

8. Gây sâu răng

Nguyên nhân khiến bé bị sâu răng chủ yếu do khi bé ăn các thực phẩm có chứa nhiều chất đường mà không vệ sinh răng sạch sẽ. Thông thường, chỉ 15 phút sau khi ăn, các vi sinh vật này sẽ hấp thu và tiêu hóa chất đường, biến đường thành axit hữu cơ làm mất khoáng men răng dẫn đến sâu răng. Bạn nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây sâu răng như bánh, kẹo, trà sữa, nước ngọt… để bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ.

Mỗi ngày nên tiêu thụ bao nhiêu đường?

Tuy đường có nhiều tác hại nhưng bạn không cần phải kiêng cữ hoàn toàn mà chỉ nên tiêu thụ đường ở mức độ vừa phải. Trung bình m