Bé gái Ấn Độ được bố mẹ đặt tên là Chahad Kumar, khi sinh ra vẫn bình thường như biết bao đứa trẻ khác. Nhưng 4 tháng sau khi ra đời, Chahad bỗng tăng cân chóng mặt và đến 8 tháng tuổi, cân nặng của cô bé đã lên đến 20kg, bằng với cân nặng trung bình của một đứa bé 6 tuổi.
Lo lắng cho sức khỏe của con gái, bố của Chahad đưa cô đến bệnh viện thăm khám. Sau nhiều đợt kiểm tra, bác sĩ cho biết đứa bé bị "thiếu hụt Leptin", một căn bệnh hiếm gặp chỉ với 51 bệnh nhân tương tự trên toàn thế giới.
Căn bệnh này khiến người bệnh cảm thấy đói liên tục và gây béo phì liên tục. Vì lý do đó mà Chahad cần ăn liên tục khiến cô bé béo đến mức không thể đứng dậy, chỉ có thể ngồi hoặc nằm trên mặt đất. Nếu không được cho ăn, Chahad sẽ gào khóc, xót con nên bố mẹ đành phải cho con ăn ngay.
Vì quá nặng nên gia đình không thể đưa con đi chơi xa mà chỉ loanh quanh gần nhà. Đồng thời, việc thừa cân cũng khiến sức khỏe Chahad gặp vấn đề nghiêm trọng về hô hấp và giấc ngủ, thường xuyên khó thở.
Ngay cả các bác sĩ cũng "bối rối" vì tình trạng của cô bé vì làn da dày một cách bất thường khiến việc lấy mẫu máu rất khó khăn: "Không thể thực hiện xét nghiệm máu được, bởi vì chất béo trong cơ thể quá nhiều và kết quả có thể sẽ không đúng. Chúng tôi đã cố thử nhiều lần nhưng da của đứa bé quá dày khiến chúng tôi không thể chẩn đoán được bệnh trạng".
Hiện tại, cô bé đã hơn 2 tuổi, cân nặng đã tăng đến hơn 50kg. Cơ thể nặng nề đến mức Chahad không thể tự bước đi, bố mẹ đều phải ẵm cô bé khi muốn dắt con đi đến một nơi nào đó.
Nguồn: QQ News, Metro