Đôi khi những việc chúng ta làm hàng ngày với ý định đảm bảo vệ sinh lại trở thành nguyên nhân gây tổn hại tới sức khỏe. Trong bài viết này, hãy cùng điểm danh 8 thói quen "sạch sẽ" phổ biến và tìm hiểu tại sao chúng lại có hại.

1. Dùng khăn lau bát đĩa, hoa quả

Nhiều người đã quen với việc lau dụng cụ ăn uống và trái cây bằng khăn. Thực tế, điều này không cần thiết vì đa phần nước máy khi sử dụng đã được khử trùng nghiêm ngặt nên đã đủ để rửa sạch sẽ.

8 thói quen tưởng chừng sạch sẽ nhưng lại có thể gây hại- Ảnh 1.

Trong khi đó, chiếc khăn lau dù trông có vẻ sạch nhưng lại thường là nơi tích tụ vi khuẩn, nấm mốc nếu không được giặt sạch và phơi khô sau mỗi lần sử dụng. Những vi khuẩn này dễ dàng lây lan sang bát đĩa, thực phẩm, nhất là khi vỏ trái cây có vết trầy xước, khiến cơ thể có nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa hoặc nhiễm khuẩn.

Giải pháp an toàn hơn là để bát đĩa, hoa quả tự khô tự nhiên. 

8 thói quen tưởng chừng sạch sẽ nhưng lại có thể gây hại- Ảnh 2.

2. Lau mọi thứ trong nhà bằng khăn

Hầu hết mọi người dùng khăn để lau bụi, vết bẩn ở bất cứ đâu như bàn ghế, cửa, tường... Điều này khiến cho khăn lau trở nên cực kỳ bẩn. 

Nguyên nhân lớn nhất là khăn lau thường không được giặt sạch đúng cách và được sử dụng nhiều lần. Điều này biến chúng thành ổ vi khuẩn, nấm mốc, bụi bẩn... Khi dùng để lau đồ dùng, nội thất, vi khuẩn từ khăn dễ dàng lan truyền, gây nhiễm khuẩn chéo giữa các vật dụng.

8 thói quen tưởng chừng sạch sẽ nhưng lại có thể gây hại- Ảnh 3.

Một điểm đáng lo nữa là khăn lau thường được các gia đình phơi khô tự nhiên. Trong quá trình khăn còn ẩm sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy, dù bạn có lau kỹ đến đâu, việc dùng khăn không sạch có thể khiến các bề mặt đồ trong nhà trở nên mất vệ sinh hơn.

Để đảm bảo vệ sinh, bạn nên sử dụng khăn riêng biệt cho các phòng, các khăn được giặt sạch và sấy khô ngay sau mỗi lần sử dụng. 

3. Bỏ phần hỏng của trái cây trước khi ăn

Hoa quả để lâu sẽ dần bị hỏng, từng phần nhỏ xuất hiện vết đen, mốc, thối. Bạn cứ nghĩ bỏ chỗ hỏng đi là tiếp tục ăn được nhưng thực tế, nấm mốc đã xuất hiện và lây lan trên cả quả. 

8 thói quen tưởng chừng sạch sẽ nhưng lại có thể gây hại- Ảnh 4.

Những chỗ không nhìn thấy được không có nghĩa là không hư hỏng. Vậy nên tốt nhất là bạn hãy vứt bỏ, đừng quá tiếc rẻ mà ăn tiếp.

8 thói quen tưởng chừng sạch sẽ nhưng lại có thể gây hại- Ảnh 5.

4. Ngoáy tai thường xuyên bằng tăm bông

Ráy tai thực ra là một lớp màng bảo vệ tự nhiên của cơ thể, giúp ngăn chặn bụi bẩn, vi khuẩn và côn trùng xâm nhập vào bên trong ống tai. Khi bạn lấy ráy tai quá thường xuyên, lớp bảo vệ này sẽ bị mất đi, khiến tai dễ bị nhiễm khuẩn hoặc viêm nhiễm hơn.

Lấy ráy tai là tốt, nhưng không nên làm thường xuyên và kỹ quá. Chưa kể dùng tăm bông có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn, gây tắc nghẽn ống tai và ảnh hưởng đến thính lực. 

8 thói quen tưởng chừng sạch sẽ nhưng lại có thể gây hại- Ảnh 6.

5. Dùng lồng bàn đậy thức ăn

Đậy thức ăn bằng lồng bàn có thể giúp ngăn ruồi và một số côn trùng làm ô nhiễm thực phẩm. Tuy nhiên, lồng bàn không cách nhiệt được, khiến thức ăn dễ bị hỏng. Khi nhiệt độ bên ngoài tăng cao, một số thực phẩm sẽ phản ứng với vi sinh vật trong không khí, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Nếu thừa thức ăn, tốt nhất bạn nên cất kín trong hộp đựng và cho vào tủ lạnh, vừa sạch sẽ lại vừa an toàn.

8 thói quen tưởng chừng sạch sẽ nhưng lại có thể gây hại- Ảnh 7.

6. Gấp chăn sau khi thức dậy

Chúng ta thường có thói quen dọn giường và gấp chăn ngay sau khi thức dậy. Nhưng thực ra, thói quen này không hề tốt cho sức khỏe.

Mỗi đêm trong quá trình ngủ, cơ thể tiết mồ hôi và có cả da chết sẽ bong ra. Chăn trở thành môi trường lý tưởng cho mạt bụi, vi khuẩn sinh sôi. Nếu gấp chăn ngay sau khi thức dậy, mồ hôi và chất bẩn trên chăn sẽ không thoát ra được dẫn đến mạt bụi ngày càng nhiều, dễ gây ra các bệnh về da.

8 thói quen tưởng chừng sạch sẽ nhưng lại có thể gây hại- Ảnh 8.

Thay vì gấp chăn ngay, bạn nên để chăn thoáng khí. Đồng thời phơi chăn thường xuyên hoặc mở cửa sổ cho thoáng để chăn khô và sạch hơn.

7. Dùng nước sôi tráng bát đũa

Khi ăn ngoài, nhiều người có thói quen dùng nước sôi hoặc trà nóng của quán để tráng bát đũa nhằm khử trùng. Thế nhưng hành động này gần như không có tác dụng. 

Nhiệt độ cao có thể tiêu diệt một số vi khuẩn, nhưng điều này chỉ xảy ra khi ở nhiệt độ và môi trường đặc biệt cũng như duy trì trong một thời gian nhất định. Ví dụ, vi khuẩn Salmonella cần ở môi trường khoảng 80 độ C trong 5 phút mới có thể bị tiêu diệt. Một số loại vi khuẩn khác thậm chí cần nước ở nhiệt độ trên 100 độ C.

8 thói quen tưởng chừng sạch sẽ nhưng lại có thể gây hại- Ảnh 9.

Việc tráng bát đĩa qua loa bằng nước sôi trước khi ăn thường không đủ nhiệt độ và thời gian để tiêu diệt vi khuẩn, nên không mang lại hiệu quả khử trùng như mong muốn.

8. Dùng giấy báo, khăn giấy bọc thực phẩm

Khi không có dụng cụ phù hợp, nhiều người thường dùng giấy báo hoặc khăn giấy để bọc thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều loại giấy chứa huỳnh quang - một chất làm trắng. Đây là 1 loại hóa chất độc hại, khi tiếp xúc với thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm có dầu mỡ và ở nhiệt độ cao, chúng có thể chuyển hóa vào thực phẩm.

Khi cơ thể bạn vô tình hấp thụ, chất huỳnh quang khó phân hủy và có thể tích tụ độc tố trong gan nếu sử dụng lâu dài, gây hại sức khỏe.

8 thói quen tưởng chừng sạch sẽ nhưng lại có thể gây hại- Ảnh 10.

Nguồn: Aboluowang