Các triệu chứng của bệnh không phải lúc nào cũng rõ ràng và dễ dàng phân biệt. Có những biểu hiện tưởng chừng rất nhỏ nhưng đôi khi lại lại có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm hơn. Vì vậy, nếu thấy có điều gì đó không đúng hoặc thấy những triệu chứng này đã tái phát, bạn nên đi khám sẽ tốt hơn.
1. Ngón tay hoặc bàn chân sưng
Tiến sĩ Cory Fisher, một bác sĩ y học gia đình tại Bệnh viện Cleveland, nói rằng nếu gần đây bạn nhận thấy một số ngón tay của mình sưng lên thì điều đó có thể là do cơ thể bạn đang bị thừa muối hoặc bạn vận động thể chất không đủ.
Hoặc, nó có thể là một cái gì đó nghiêm trọng hơn và bạn cần phải đi kiểm tra. "Sự sưng to của tứ chi cũng có thể là sự phản ánh tình trạng sức khỏe của các bộ phận trong cơ thể như bệnh thận hoặc suy tim sung huyết", ông Cory nói.
2. Phân nhạt màu
Mặc dù nhu động ruột của bạn thường không phải là một chủ đề thảo luận hàng ngày, nhưng chắc chắn bạn vẫn biết màu của phân trông như thế nào là bình thường, thường sẽ là: Có màu nâu, mịn và hình con rắn. "Nếu phân của bạn nhạt và có mùi hôi, đó có thể là dấu hiệu của bệnh celiac do cơ thể bạn không hấp thụ chất dinh dưỡng đúng cách", các chuyên gia y tế tại Đại học Y khoa Chicago cho biết.
3. Khứu giác kém
Khi bạn không còn có thể ngửi thấy những thứ như bánh quy sô cô la nóng ngay khi ra khỏi lò, bạn sẽ nghĩ mình tạm thời bị làm sao đó. Thật không may, mất khứu giác là một bệnh ban đầu và là dấu hiệu cực kỳ phổ biến của bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson. Trên thực tế, nghiên cứu đăng trên trang Wiley Online Library cho thấy rối loạn chức năng khứu giác có liên quan đến chứng mất trí nhớ.
4. Bụng đầy hơi
"Đầy hơi là tình trạng rất phổ biến và nó có thể xảy ra xung quanh chu kỳ kinh nguyệt hoặc ngay cả khi bạn ăn quá nhiều thức ăn cay", tiến sĩ Fisher nói. Nhưng nếu nó không biến mất sau đó thì nó có thể là dấu hiệu của một bệnh gì đó nghiêm trọng hơn, như bệnh gan hoặc ung thư buồng trứng. "Nếu bạn bị đầy hơi đi kèm với đau bụng, nôn mửa liên tục hoặc có bất kỳ máu nào trong phân, đừng chủ quan bỏ qua mà nên đi khám sớm", ông nói.
5. Bầm tím chân
Ai cũng có thể bị bầm tím ở đâu đó trên cơ thể, nhưng nếu bạn bắt đầu nhận thấy chúng xuất hiện thường xuyên hơn, thì đó có thể là do thiếu sắt hoặc một thứ gì đó nghiêm trọng hơn như: Bệnh bạch cầu tủy cấp tính (AML). Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, các vết bầm tím thường xuất hiện dưới dạng những đốm nhỏ màu đỏ hoặc tím trên da và là kết quả của số lượng tiểu cầu trong máu thấp.
6. Nước tiểu đục
Đi tiểu có thể tiết lộ rất nhiều về sức khỏe của bạn. Nếu bạn thấy nó trông có vẻ đục thay vì có màu vàng nhạt hoặc trong suốt thì tiến sĩ Fisher nói rằng điều đó có thể đơn giản là do bạn không uống đủ nước.
Còn trong trường hợp bạn đã tăng lượng chất lỏng mình uống mà vẫn không cải thiện hoặc có thêm các triệu chứng khác như máu trong nước tiểu, đau khi đi tiểu hoặc khó chịu ở bụng... thì bạn nên gọi cho bác sĩ để được giải thích hoặc đặt lịch khám. Nước tiểu nhiều mây cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, nhiễm trùng lây qua đường tình dục hoặc bệnh tiểu đường.
7. Bị đau và loét miệng
Bất cứ ai thường xuyên bị loét miệng đều biết rằng nó có thể gây khó chịu và đau đớn như thế nào. "Những việc đơn giản như ăn thức ăn cay hoặc căng thẳng có thể là thủ phạm, nhưng nó cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh celiac - không dung nạp thực phẩm", Mayo Clinic nói.
8. Hơi thở có mùi trái cây
Mặc dù có hơi thở có mùi trái cây có thể là kết quả của việc bạn đã ăn trái cây trước đó nhưng nó cũng có thể liên quan đến bệnh tiểu đường. Theo Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, khi tăng đường huyết hoặc đường huyết cao, bạn có thể bị nhiễm ketoacidosis, xảy ra khi cơ thể bạn không có đủ insulin. Hương vị trái cây đến từ sự tích tụ ketone trong máu của bạn, và vì nó có thể đe dọa đến tính mạng, nên nếu dấu hiệu này thì hãy đến bác sĩ ngay.
9. Đi đại tiện liên tục
Theo tổ chức Crohn's & Colitis Foundation, nếu bạn thường xuyên cảm thấy cần đi đại tiện, thậm chí khiến bạn bị tiêu chảy nhiều lần trong một ngày mà không liên quan đến thực phẩm bạn ăn thì rất có thể là dấu hiệu của viêm loét đại tràng. Bệnh này là do ruột già bị viêm và phát triển thành loét. Vì sự khó chịu đó mà có cảm giác đường ruột của bạn "cần phải được dọn sạch thường xuyên hơn". Chính vì vậy nó khiến bạn có cảm giác muốn đi đại tiện cấp bách.