Trong thời đại Intenet, chúng ta đã không còn xa lạ gì với tin giả. Với các công cụ chỉnh sửa ảnh ngày nay, ngay cả những người tinh ý nhất cũng có thể dễ dàng bị đánh lừa. Bạn có bao giờ thắc mắc có bao nhiêu bức ảnh nổi tiếng lan truyền đầy trên mạng là thật 100%? Những sự thật dưới đây sẽ cho chúng ta thấy bạn không thể tin vào mọi thứ mình thấy trên mạng.
Ảnh hậu trường của phần giới thiệu MGM
Bức ảnh chụp một con sư tử bị trói vào máy để tạo ra đoạn giới thiệu mang tính biểu tượng của hãng phim MGM thực chất là ảnh chụp một con sư tử đang được chẩn đoán tại văn phòng bác sĩ thú y. May mắn thay, con sư tử đã phục hồi và hoàn toàn khỏe mạnh. Ngoài ra, một sự thật thú vị là đã có 7 con sư tử được sử dụng để tạo phần giới thiệu của MGM, con hiện tại, tên là Leo, đã xuất hiện trong hầu hết các bộ phim kể từ năm 1957.
Chàng trai đảo cơm chiên
Một trong những bức ảnh từng lan truyền vài năm trước là “meme cơm chiên” chụp một chàng trai rang cơm cực kỳ điệu nghệ trong chảo. Bức ảnh thú vị này nhanh chóng nhận được rất nhiều sự chú ý trên mạng. Thật không may, bản gốc đã là một bức ảnh giả vì phần cơm ngon mắt đó là ghép ảnh một tác phẩm điêu khắc được trưng trong một cửa hàng thực phẩm ở Tokyo.
Lâu đài phép thuật
Bức ảnh lâu đài kỳ diệu trên đảo này khiến ai mê du lịch cũng muốn ghé thăm để tận mắt chứng kiến. Đáng tiếng, đây chỉi là sự kết hợp giữa bức ảnh chụp một tảng đá ở Thái Lan và một lâu đài ở Đức.
Ảnh selfie trên trời của phi công
Bức ảnh selfie mang tính biểu tượng này của một phi công tự chụp mình trên không trung thực ra là bức ảnh của anh ấy khi đã hạ cánh an toàn, còn bầu trời phía sau là sản phẩm photoshop.
Venice băng giá
Venice chắc chắn là một trong những nơi đẹp nhất để tham quan, vì vậy không cần phải photoshop một bức ảnh Hồ Baikal đóng băng ở Nga để làm cho nơi này trông tuyệt đẹp hơn nữa. Bức ảnh ghép này đã lừa không ít người về một khoảnh khắc kỳ diệu ở Venice.
Đám mây dạng thấu kính hoàn hảo
Các đám mây dạng thấu kính vốn đã khá tuyệt và không cần photoshop quá mức để làm cho chúng trông đẹp hơn. Thật không may, người photoshop ra bức ảnh viral này không thực sự nghĩ như vậy.
Mặt trăng trên tòa nhà chọc trời
Bức ảnh gốc bên phải được chụp bởi nhiếp ảnh gia Mo Aoun. Nó vốn đã là một tác phẩm tuyệt vời nhưng để độ lung linh tăng hơn nữa, đã có cư dân mạng photoshop cho mặt trăng ở vị trí phi thực tế như trong ảnh giả được lan truyền.
10 năm thách thức chống phá rừng
Khi xu hướng #10yearchallenge lan truyền, bức ảnh trước và sau của khu rừng bị tàn phá đã khiến nhiều người giật mình. Dù tác dụng cảnh báo khá hiệu quả nhưng nó lại là giả mạo vì đây vốn là 2 khu rừng khác nhau.
Einstein đi xe đạp khi bom phát nổ
Không chỉ ảnh giả thời hiện đại mới bị photoshop và lan truyền tràn lan như thật, đánh lừa mọi người. Bức ảnh về vụ nổ này thực sự được chụp 7 năm sau cái chết của nhà bác học Einstein.
Nguồn: Bored Panda