Theo các chuyên gia nghiên cứu, ung thư cổ tử cung là một loại ung thư có nguyên nhân rõ ràng, có thể phát hiện những tổn thương và các khối u ở giai đoạn tiền ung thư bằng cách kiểm tra sức khỏe, đồng thời có thể ngăn ngừa bằng cách tiêm phòng. Tuy nhiên, thực tế hàng năm vẫn có rất nhiều chị em phát hiện ung thư cổ tử cung muộn, mất đi cơ hội điều trị tốt nhất, đe dọa đến tính mạng.

Vì vậy để hiểu rõ hơn về ung thư cổ tử cung, giúp bảo vệ sức khỏe tốt nhất, chị em nên biết 9 câu hỏi dưới đây:
 
1. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư cổ tử cung là gì?

Nhiễm virus là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư cổ tử cung. Nghiên cứu cho thấy, gần 100% bệnh nhân ung thư cổ tử cung có liên quan đến nhiễm virus gây u nhú ở người (HPV) trong thời gian dài. Ngoài ra, ung thư cổ tử cung còn liên quan đến một loạt các nhân tố khác như quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ tình dục sớm (dưới 16 tuổi), dùng thuốc tránh thai nhiều, mang thai sớm (dưới 18 tuổi), sinh đẻ nhiều, mắc bệnh lây lan qua đường tình dục, vệ sinh trong thời kỳ “ đèn đỏ” không đúng cách, hút thuốc lá, điều kiện kinh tế thấp, tình trạng suy giảm miễn dịch. Di truyền cũng là một trong những nhân tố cần chú ý.

2. Tại sao ung thư cổ tử cung có thể phát hiện sớm?

Do cổ tử cung nằm ở vị trí gần bên ngoài cơ thể, nằm phía trên âm đạo. Khi khám phụ khoa cho những phụ nữ đã kết hôn, bác sĩ sẽ dùng siêu âm đầu dò qua âm đạo để quan sát tình trạng cổ tử cung, niêm mạc âm đạo. 

Sàng lọc ung thư cổ tử cung là phương pháp dùng dụng cụ y tế cho phép để lấy tế bào hoặc chất nhờn ở cổ tử cung , sau đó đặt vào thiết bị chuyên dụng, gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích (xét nghiệm pap smear). Nếu như kết quả của việc xét nghiệm thấy tế bào bất thường, sẽ tiến hành soi cổ tử cung, sinh thiết cổ tử cung. Như vậy, có thể chuẩn đoán chính xác giai đoạn sớm của ung thư cổ tử cung.

9 câu hỏi về ung thư cổ tử cung chị em cần biết 1
Ung thư cổ tử cung là một bệnh ác tính thường gặp nhất ở đường sinh dục nữ. Ảnh minh họa

3. Những phụ nữ trẻ tuổi có bị ung thư cổ tử cung không?

Qua điều tra của Dịch tễ học quốc tế về ung thư cho thấy, tỉ lệ bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung ở độ tuổi từ 25-35 tuổi trong niên đại những năm 50 là 9%, vào những năm 80 tăng lên 24%.

Ung thư cổ tử cung có thể xảy ra với bất cứ ai, nhưng đặc biệt bệnh hay tấn công vào những phụ nữ ở tuổi 35 trở lên. 

4. Bao nhiêu tuổi nên bắt đầu làm sàng lọc ung thư cổ tử cung?

Nói chung, những phụ nữ sau 3 năm bắt đầu quan hệ tình dục đến khi 65 tuổi, đều phải tiến hành sàng lọc ung thư cổ tử cung mỗi năm một lần.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho biết, đối với phụ nữ trong độ tuổi 21 – 29, nên xét nghiệm Pap 3 năm một lần. Không nên sử dụng xét nghiệm HPV để sàng lọc trong nhóm tuổi này. Bắt đầu ở tuổi 30, phương thức ưa chuộng là xét nghiệm Pap kết hợp với xét nghiệm HPV mỗi 5 năm. Tiếp tục sàng lọc bằng phương thức này cho đến khi 65 tuổi.

5. Tổn thương tiền ung thư cổ tử cung là gì?

Nghịch sản cổ tử cung (CIN) là một nhóm các tổn thương cổ tử cung có liên quan mật thiết đến ung thư cổ tử cung. Căn cứ vào mức độ tổn thương khác nhau, có thể phân nghịch sản cổ tử cung thành 3 cấp: nhẹ, trung bình, nặng. Hầu hết, ở mức độ nhẹ (CINI), các tổn thương có thể tự suy thoái, nhưng những tổn thương ở cấp nặng hơn (CINII, CINIII) vốn có tiềm năng những tế bào ung thư ác tính, có thể phát triển thành ung thư cổ tử cung. Ở giai đoạn này, được coi là tổn thương tiền ung thư cổ tử cung, cần điều trị kịp thời.  

6. Những triệu chứng của tổn thương tiền ung thư cổ tử cung là gì?

Hầu hết tổn thương tiền ung thư cổ tử cung không có triệu chứng, chỉ có số ít bệnh nhân sẽ xuất hiện tiết dịch âm đạo tăng, mùi hôi, dịch có lẫn máu, hoặc bị chảy máu khi quan hệ. Hầu hết khi khám phụ khoa, thông thường còn thấy cổ tử cung trơn bóng.
 
Từ những tổn thương tiền ung thư cổ tử cung phát triển thành ung thư cổ tử cung ít nhất cũng mất vài năm. Chỉ cần định kỳ làm sàng lọc ung thư cổ tử cung, nhất định sẽ phát hiện ra tổn thương tiền ung thư, đồng thời được điều trị đầy đủ, có thể giữ được tử cung, bảo tồn khả năng sinh sản. Chỉ cần được phát hiện sớm, chuẩn đoán sớm, điều trị sớm, thì tỷ lệ chữa khỏi CINIII là 100%. 

9 câu hỏi về ung thư cổ tử cung chị em cần biết 2
Tiêm phòng HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Ảnh minh họa

7. Xói mòn cổ tử cung có dẫn đến ung thư cổ tử cung không?

Xói mòn cổ tử cung là miêu tả hiện tượng viêm cổ tử cung. Viêm cổ tử cung và ung thư cổ tuer cung là hai loại bệnh, tuy nhiên có có một số xói mòn cổ tử cung không phải do viêm nhiễm gây ra, mà là do tổn thương tiền ung thư cổ tử cung gây nên. 

Do vậy, nhất thiết phải thực hiện xét nghiệm tế bào học và HPV, xác định xem có phải là tổn thương tiền ung thư cổ tử cung hay không. Nếu xói mòn cổ tử cung ở mức trung bình thìdo cơ thể có khả năng tự điều trị, nên chỉ cần điều trị ngoại trú là được.

8. Tổn thương tiền ung thư cổ tử cung sau khi làm thủ thuật, có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Tổn thương tiền ung thư cổ tử cung ở giai đoạn CINII, CINIII vẫn thuộc tổn thương lành tính, hơn nữa tổn thương chủ yếu tập trung ở cục bộ tử cung, số ít có thể nằm ở âm đạo và thân tử cung. Làm thủ thuật chủ yếu xung quanh cổ tử cung. Thông thường mà nói, việc trị liệu CINII, CINIII chủ yếu là dùng thủ thuật khoét chóp cổ tử cung, có thể vẫn giữ được tử cung, và không gây chướng ngại nhiều cho khả năng sinh sản.

9. Nên tiêm vắc-xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung như thế nào?

Vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung là loại vắc-xin đầu tiên ngăn ngừa ung thư cổ tử cung do virus HPV chủng 6,11,16 và 18 gây nên. Tuổi tiêm phòng tốt nhất là 15-26 tuổi, tiêm vào bắp tay ba lần trong vòng 6 tháng.