Người xưa có câu “hãy tin vào trực giác bản thân”. Đó là lời khuyên tốt cho một mối quan hệ tình cảm. Thậm chí dù bạn có là người lý trí nhất thì cũng có lúc đối mặt với những tình huống bị cảm xúc lấn áp, khi mà người kia cứ không hiểu lý lẽ, hành xử độc đoán. Nếu trực giác mách bảo điều gì đó không đúng, thì hãy cân nhắc chuyện đó.
Chuyên gia Fran Walfish – nhà tâm lý học về quan hệ gia đình cảnh báo: "Nếu bạn đang phải gánh chịu sự bạo hành về tinh thần, từ chửi rủa đến đổ lỗi mọi chuyện lên đầu bạn. Hãy chia tay ngay lập tức".
Walfish cho biết rằng lạm dụng tình cảm trong một mối quan hệ không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận ra. Có lẽ người này đã khiến bạn chú ý trong những tuần đầu tiên của cuộc gặp gỡ, đột nhiên biến mất và sau đó xuất hiện lại mà không có lý do nào cả. Có lẽ người này đã hứa hẹn một tương lai tươi sáng với những từ ngữ cao đẹp và lãng mạn, chỉ khiến bạn cảm thấy những câu nói đó là một hình thức thắp sáng tương lai. Chuyên gia Walfish lưu ý rằng một khi bạn xác định được hình thức lạm dụng tinh vi này, điều đầu tiên cần làm là chấp nhận điều đó.
Cô giải thích thêm: “Ngay cả nhà tâm lý học và bác sĩ tâm thần giỏi, có năng lực nhất cũng có thể không phát hiện ra một kẻ lạm dụng tình cảm điêu luyện”.
Chuyên gia Walfish khuyên nên chú ý đến 9 dấu hiệu của việc lạm dụng tình cảm trong mối quan hệ.
Rất quyến rũ và được lòng mọi người - Chuyên gia lưu ý: “Đây là cách thức để kẻ lạm dụng dụ dỗ trước khi họ chính thức lợi dụng bạn”.
Giữ im lặng - Walfish nói rằng: “Cách giữ im lặng là để bạn phải phân vân, khiến bạn nghĩ rằng mình đã làm sai điều gì đó và sẵn sàng làm mọi chuyện để sửa lỗi. Đó là cách dẫn dắt bạn vào con đường bị lạm dụng”.
Gợi mở tâm trí - Chuyên gia giải thích: “Điều này có nghĩa là kẻ lạm dụng sẽ vờ như đang không hài lòng và chờ đợi bạn đoán điều họ muốn. Hành vi dẫn đường này đánh lạc hướng bạn hoàn toàn, khiến bạn cảm thấy có lỗi khi đoán sai”.
Không hài lòng - “Đây là lúc kẻ lạm dụng yêu cầu bạn phải làm việc cho họ bởi vì họ không thể tự mình làm được”. Walfish tiếp tục: “Nhưng bất cứ điều gì bạn làm đều gặp phải sự chỉ trích gay gắt thay vì khen ngợi”.
Đổi chủ đề liên tục - “Đây là khi kẻ lạm dụng tranh cãi với bạn về một vấn đề không liên quan đến chuyện chính đang được nói đến”. Cô bổ sung: “Việc đổi chủ đề liên tục giữ cho kẻ lạm dụng luôn chiếm thế thượng phong, còn bạn luôn bị đẩy xuống thấp”.
Thường xuyên nói dối - Chuyên gia cho biết: “Bạn không bao giờ có thể chắc chắn điều kẻ lạm dụng nói là thật hay là giả”.
Hay đổ lỗi - "Về cơ bản, điều này có nghĩa là bạn bị đổ lỗi mà không cần lý do". Cô lưu ý: "Đây là một thuật ngữ tâm lý có nghĩa là kẻ lạm dụng tác động khiến bạn nghĩ rằng đã làm gì đó sai. Để rồi khi bạn buồn bã, kẻ lạm dụng cho rằng hành vi đó là bằng chứng cho lời buộc tội của họ. Đó là một hành vi cực kỳ lôi kéo của kẻ lạm dụng bằng cách kích động sự sợ hãi, lo lắng, mặc cảm hoặc xấu hổ của bạn".
Làm chủ tình dục - “Kẻ lạm dụng tình cảm thao túng bạn vào các hoạt động tình dục mà bạn không thích”. Cô nói thêm: "Họ thậm chí có thể trách móc tình cảm của bạn với họ bằng cách nói 'Người ta ai cũng làm! Tại sao em không thể?'".
Chối cãi - “Ngay cả khi bạn chỉ ra những cách lạm dụng tình cảm của họ, kẻ lạm dụng không bao giờ thừa nhận hành vi”. Cô nói thêm: "Thay vào đó, họ cố gắng thuyết phục bạn rằng họ đang làm tất cả những điều này chỉ để giúp tình cảm cả hai thắm thiết hơn".
Dẫu biết yêu một người đã khó, câu chia tay còn khó gấp bội nhưng chuyên gia Walfish muốn nhắc chúng ta nhớ hai câu:
Bạn không thể thay đổi bản chất của họ
“Trách nhiệm là chìa khóa để thay đổi con người kẻ lạm dụng nhưng hầu hết những kẻ lạm dụng đều có tính cách tự ái rất cao”. Walfish giải thích: "Họ không thể tưởng tượng ra tác động của hành vi của chính họ đối với người khác. Nói cách khác một người như thế là người không có khả năng thấu cảm".
Bạn nên chấm dứt cuộc tình ngay lập tức
Cô khẳng định: "Nhiều kẻ lạm dụng cũng có một phần xã hội học trong tính cách của họ. Có nghĩa là họ thiếu ý thức về việc làm sai. Nói cách khác, khi họ đổ lỗi cho mọi thứ là do bạn, họ không cảm thấy tội lỗi hay xấu về điều đó. Họ thực sự nghĩ rằng họ đúng vì họ hiểu rõ bạn hơn bất kì ai. Đó là một đặc điểm khác của tính tự ái”.
Vậy phải làm gì trong trường hợp ấy?
Tất cả các mối quan hệ đều khó kết thúc, và những mối quan hệ có dấu hiệu lạm dụng tình cảm đặc biệt ở tình cảm quá sâu đậm. Chuyên gia Walfish khuyên rằng điều tốt nhất nên làm là hãy cứ đau buồn đúng theo cảm xúc của bạn và nhất định 1 ngày bạn sẽ gặp ai đó xứng đáng hơn.
“Nhiều người không thể ngừng suy nghĩ về người yêu cũ để giảm bớt cảm giác cô đơn trong khi những người khác thực sự yêu người yêu cũ sâu đậm và không thể buông tay”. Walfish nói: "Một số người sợ phải yêu một lần nữa, vì vậy họ cố níu giữ mối quan hệ cũ. Cuối cùng chỉ có một cách để buông tay người cũ, đó là bắt đầu hẹn hò. Hãy thử tận hưởng quá trình hẹn hò và thay thế người yêu cũ bằng một người tôn trọng bạn và đối xử với bạn tốt hơn".
Chuyên gia khẳng định: "Điều chính yếu là bạn sẵn sàng để buông tay. Mọi người đều khó buông bỏ sau khi duy trì mối quan hệ trong một khoảng thời gian dài. Nhưng bạn cần tôn trọng bản thân và tôn trọng thời gian cá nhân của chính mình. Khi bạn sẵn sàng buông tay và thử lại với ai đó, bạn sẽ làm được".
Nguồn: Mydomaine