"Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm" - nhiều người vì thế thường có thói quen dọn dẹp kĩ lưỡng và làm sạch thường xuyên, mỗi ngày. Theo đó, hầu hết đều nghĩ rằng tất cả các đồ dùng trong gia đình đều cần được làm sạch sâu. Thế nhưng trên thực tế, điều đó lại không cần thiết.
Để biết đó là những món đồ gì và lý do vì sao lại như vậy thì bạn có thể tham khảo bài viết sau nhé!

1. Bát đĩa bẩn

Bát đĩa bẩn thì đương nhiên là phải làm sạch. Ngày nay, bạn có thể lựa chọn làm sạch bát đĩa bẩn bằng máy rửa bát hoặc theo cách thông thường - cách nào cũng được - miễn là sạch.

10 loại đồ dùng không cần thiết phải làm sạch quá nhiều - Ảnh 1.

Máy rửa chén cùng các loại viên rửa chứa enzyme có khả năng bám lấy các phân tử thức ăn, đánh bật chúng ra khỏi chén đĩa và làm sạch với nước. Do đó, bạn không cần tráng bát đĩa trước khi cho vào máy rửa bát. (Ảnh minh hoạ)

Và máy rửa bát là một thứ đang được các chị em rất ưa chuộng. Tuy nhiên, mọi người cho rằng cần rửa qua chén đũa bát đĩa bẩn với nước sạch trước khi cho chúng vào máy rửa bát. Đây cũng chính là điều gây ra những tranh cãi gay gắt về việc sử dụng máy rửa bát.

Thế nhưng, theo The Spruce, bạn không cần tốn thời gian và công sức để làm sạch đồ dùng trước. Thay vào đó, bạn chỉ nên gạt bỏ thức ăn thừa vào thùng rác trước khi cho vào máy mà thôi.

2. Quạt và các thiết bị chiếu sáng

Đúng là thiết bị chiếu sáng thường rất dễ bị bám bụi bẩn, tuy nhiên điều đó cũng không buộc bạn phải làm sạch chúng mỗi ngày.

Tương tự, với các thiết bị gắn trên cao (quạt trần, đèn gắn trần) và các loại quạt nói chung cũng thế. Bạn chỉ cần làm sạch 1 lần mỗi tháng là được.

Trong trường hợp nhận thấy bụi bẩn gây ra các tác hại liên quan tới sức khoẻ thì bạn cần làm sạch mỗi tuần 1 lần.

10 loại đồ dùng không cần thiết phải làm sạch quá nhiều - Ảnh 2.

Hãy làm sạch đồ đạc ở trên cao trước, sau đó tiến hành hút lại bụi rơi ở trên mặt sàn. (Ảnh minh hoạ)

3. Lò nướng

Lạm dụng chế độ tự làm sạch của lò nướng có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị và cả sức khỏe của bạn. Theo đó, bạn có thể chỉ cần tiến hành làm sạch theo tháng là được. Cùng với đó, trong quá trình sử dụng nhớ lau dọn ngay khi thức ăn bị tràn ra là được.

Trong trường hợp nhà bạn ít sử dụng lò nướng, hãy nhớ lau lại sạch sẽ trước khi sử dụng là được.

10 loại đồ dùng không cần thiết phải làm sạch quá nhiều - Ảnh 3.

Việc giữ gìn và lau dọn cẩn thận để những vết dầu này sẽ thành cặn bám chặt trên thanh nướng, thành nồi, ảnh hưởng đến tuổi thọ và công năng của sản phẩm. (Ảnh minh hoạ)

4. Chăn và drap trải giường

Thói quen vệ sinh/thay ga hàng tuần (có người thay tới 2-3 lần/tuần) là thứ nhiều người duy trì. Tuy vậy, The Spruce lại cho rằng, bạn chỉ cần giặt chăn và ga trải giường trước khi chuyển mùa. Hoặc những khi vô tình đánh đổ thức ăn, đồ uống trên giường...

Song, hàng tuần bạn chỉ cần duy trì thói quen hút bụi chăn ga, gối đệm là đủ.

10 loại đồ dùng không cần thiết phải làm sạch quá nhiều - Ảnh 4.

Tần suất thay chăn ga có thể tuỳ thuộc vào mỗi người và việc giữ gìn chăn ga. (Ảnh minh hoạ)

5. Rèm

Với các loại rèm, mỗi năm bạn chỉ cần làm sạch 1 lần. Hoặc không, bạn cũng có thể tự làm sạch bằng cách cho rèm vào máy sấy để làm sạch bụi và làm phẳng vài nếp nhăn.

9 loại đồ dùng được nhiều người làm sạch mỗi ngày như 1 thói quen, nhưng thực tế lại không cần thiết - Ảnh 5.

Với rèm, không cần làm sạch thường xuyên, chỉ cần làm sạch đúng cách. (Ảnh minh hoạ)

6. Thảm và nệm bọc đồ nội thất

Với các loại đồ dùng này, bạn nên làm sạch sâu một năm một lần bằng phương pháp hơi nước và các sản phẩm làm sạch thích hợp. Còn hàng tuần, bạn chỉ cần hút bụi cho những món đồ này. Ttrong trường hợp bị đồ ăn thức uống dây ra, bạn nên làm sạch luôn.

9 loại đồ dùng được nhiều người làm sạch mỗi ngày như 1 thói quen, nhưng thực tế lại không cần thiết - Ảnh 6.

Hãy nhớ làm sạch khô các đồ dùng này. (Ảnh minh hoạ)

Sử dụng nhiều hóa chất dễ khiến thảm thu hút bụi bẩn. Còn giặt ướt quá mức làm cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển, sinh sôi ở mặt sau của thảm và ở sâu bên trong nệm của đồ nội thất. Do đó, làm sạch xong hãy nhớ phơi khô.

7. Gối trang trí

Tương tự như các loại nệm, thảm, chăn ga và gối ngủ, những chiếc gối trang trí cũng chỉ cần được làm sạch sau khoảng 3-6 tháng.

Nếu giặt quá thường xuyên, cao su non của gối sẽ dễ hỏng, còn một số chất liệu khác có thể vón cục và co lại. Bạn cũng có thể sử dụng vỏ bảo vệ ruột gối để chống bụi và các chất gây dị ứng.

9 loại đồ dùng được nhiều người làm sạch mỗi ngày như 1 thói quen, nhưng thực tế lại không cần thiết - Ảnh 7.

Bạn có thể tự làm sạch gối tại nhà. (Ảnh minh hoạ)

8. Tủ đựng đồ khô

Tủ lạnh cần làm sạch thường xuyên vì nó chứa đồ tươi sống lẫn thức ăn đã nấu chín. Tuy nhiên, ngược lại, tủ đựng đồ khô lại không cần thiết phải làm sạch nhiều.

Thời gian cần thiết để làm sạch sâu loại tủ này là từ 1-2 lần/năm.

9 loại đồ dùng được nhiều người làm sạch mỗi ngày như 1 thói quen, nhưng thực tế lại không cần thiết - Ảnh 8.

Hãy kiểm tra xem tủ có bị xâm chiếm bởi côn trùng không và đọc kỹ hạn sử dụng của thức ăn trước khi xếp chúng trở lại kệ. (Ảnh minh hoạ)

9. Quần áo

Ngoại trừ quần áo cùng các loại đồ có chất liệu mỏng, đồ dùng khi cơ thể vận động quá nhiều các bộ đồ tập; hầu hết quần áo đều có thể mặc lại nhiều lần - nhất là quần jeans.

Như vậy, sau mỗi lần mặc, bạn nên treo quần áo lên mắc cho ngay ngắn, gọn gàng, tránh chất thành đống trên ghế hoặc sàn nhà gây ám mùi cũng như bụi bẩn dưới sàn nhà bám lại.

9 loại đồ dùng được nhiều người làm sạch mỗi ngày như 1 thói quen, nhưng thực tế lại không cần thiết - Ảnh 9.

Giặt quần áo quá nhiều có thể làm giảm độ co giãn và chất lượng của vải. Ngoài ra, việc dùng nhiều bột giặt cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng quần áo và cả máy giặt.

Hiện nay, nhiều loại máy giặt đời mới có chế độ tiết kiệm nước. Vì vậy, nếu lượng bột giặt dư thừa còn bám dính trên quần áo, nó sẽ khiến quần áo dễ bám bụi bẩn và mồ hôi hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế giặt sấy khô vì cách này sẽ khiến quần áo dễ bị cũ, phai màu hoặc sờn rách.