Vậy nên, việc các mẹ có sợ hãi thì cũng là điều tự nhiên thôi. Tuy nhiên đừng quá lo lắng, dưới đây là những thông tin "trấn an" để giúp bạn cảm thấy đỡ căng thẳng hơn.
Dưới đây là 9 lo lắng thường trực của mẹ bầu trước giờ sinh và những giải đáp trên thực tế.
1. Không đến bệnh viện kịp thời gian
Nỗi sợ của mẹ bầu: "Tôi dự định sinh ở bệnh viện cách nhà khoảng 45 phút đi xe, vậy nên tôi rất sợ là mình có thể phải sinh giữa đường"
Thực tế: Thời gian trung bình của cơn đau co thắt tử cung kéo dài khoảng 8 tiếng. Điều đó có nghĩa rằng khả năng bạn sinh con trên đường đi đến bệnh viện là rất thấp. Đó là bởi vì ngay trước khi em bé bắt đầu cuộc "hành trình" ra khỏi bụng mẹ, sẽ có rất nhiều dấu hiệu giúp bạn nhận biết được lúc nào cần đến bệnh viện, như đau quặn dữ dội, đau lưng, các cơn đau co thắt diễn ra đều đặn, hoặc vỡ ối.
Ngay cả nếu cơn đau đẻ của bạn diễn ra quá nhanh chóng, thì thời gian co thắt cũng giúp bạn biết được bạn xác định được (nếu các cơn co thắt cách nhau khoảng 5 phút, thì đã đến lúc em bé muốn chào đời). Để cảm thấy an tâm hơn trong những ngày cuối thai kì, bạn hãy hỏi kĩ bác sĩ hoặc tham khảo sách báo về giai đoạn này.
Ngay cả nếu cơn đau đẻ của bạn diễn ra quá nhanh chóng, thì thời gian co thắt cũng giúp bạn biết được bạn xác định được (nếu các cơn co thắt cách nhau khoảng 5 phút, thì đã đến lúc em bé muốn chào đời). Để cảm thấy an tâm hơn trong những ngày cuối thai kì, bạn hãy hỏi kĩ bác sĩ hoặc tham khảo sách báo về giai đoạn này.
Lo lắng về việc đối phó với những cơn đau trong lúc chờ sinh.
2. Không có khả năng đối phó với các cơn đau
Nỗi sợ của mẹ bầu: "Tôi rất sợ phải chịu đau và chỉ cần nghĩ đến việc sinh con là tôi đã toát mồ hôi hột rồi".
Thực tế: Chúng ta đều biết việc tưởng tượng ra các nỗi đau thì bao giờ cũng đáng sợ hơn hiện thực. Các mẹ hãy nhớ một điều là: cơ thể mình được tạo ra để trải qua điều đó, vì vậy mẹ sẽ làm được thôi. Một khi bạn bắt đầu ca sinh nở, hooc-môn endorphin sẽ đạt mức cao và cơ thể bạn sẽ đối phó được với cơn đau tốt hơn bạn nghĩ.
Đương nhiên, trong trường hợp các cơn đau nghiêm trọng cộng với việc ca sinh kéo dài, bạn có thể hét lên để được gây tê ngoài màng cứng nếu cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn không muốn sử dụng đến thuốc và muốn ca sinh của mình diễn ra hoàn toàn tự nhiên, vẫn còn có cách khác giúp bạn giảm thiểu cơn đau. Bạn có thể tập luyện trong suốt thai kì để có một ca sinh dễ thở hơn như tập thiền định, yoga. Một số bệnh viện cũng cung cấp dịch vụ sinh con trong bồn nước nóng, đây cũng là một cách giúp giảm đau hiệu quả.
Nỗi sợ của mẹ bầu: "Tôi rất sợ hãi khi nghĩ đến việc sinh mổ và quyết tâm sẽ sinh thường. Tôi thậm chí không thèm để ý đến những video về sinh mổ trong lớp học dành cho các bà mẹ mang thai. Tôi sẽ sử dụng mọi biện pháp có thể để tránh phải sinh mổ".
Thực tế: Dù muốn hay không, bạn vẫn cần chuẩn bị tinh thần mình sẽ có thể phải sinh mổ. Dù là sinh mổ có khá nhiều nhược điểm như thời gian hồi phục lâu, đau hơn, tốn kém hơn nhưng nó vẫn không quá tệ đâu. Theo các khảo sát mới đâu, có đến 32% người Mỹ sinh con theo cách này. Vậy nên ngay cả khi bạn không muốn thì bạn vẫn nên tìm hiểu về nó để đề phòng bất cứ trường hợp nào xảy ra.
4. Sợ chết
Nỗi sợ của mẹ bầu: "Tôi sợ chết lắm. Tôi biết nghe điều đó điên dồ thế nào nhưng tôi thực sự rất sợ. Trong suốt thai kì tôi đã đọc hai cuốn sách, xem một phim truyền hình, một phim điện ảnh trong đó có cảnh người mẹ chết trong lúc sinh con. Dù nó chỉ được đề cập thoáng qua thôi nhưng cứ ám ảnh tôi mãi."
Thực tế: Hãy nhớ rằng, các trường hợp mẹ bị tử vong trong lúc sinh con hiện nay rất hiếm xảy ra. Ngay cả nếu gần đây bạn đọc được thông tin tỷ lệ tử vong vì sinh con ngày càng tăng thì bạn vẫn cần phải bình tĩnh vì tỷ lệ này vẫn là rất thấp, chỉ 11 trên 100.000 ca sinh, và hầu hết các ca này thường là do những biến chứng trước khi sinh và không được chăm sóc y tế đầy đủ.
Khi bạn bắt đầu ca sinh nở, hooc-môn endorphin sẽ đạt mức cao và cơ thể bạn sẽ đối phó được với cơn đau tốt hơn bạn nghĩ.
5. Đi nặng trong lúc sinh con
Nỗi sợ của mẹ bầu: "Tôi sợ mình sẽ đi nặng trên bàn sinh mất. Mặc dù mọi người nói với tôi rằng đó là chuyện bình thường nhưng tôi vẫn thấy lo."
Thực tế: Đúng thật là có thể bạn sẽ đi vệ sinh nặng ngay trên bàn sinh. Nhưng trong khi sinh sẽ có rất nhiều điều khác nữa xảy ra và điều này sẽ chẳng thấm vào đâu đâu. Một khảo sát tiến hành trên trang web Bumpie (một trang web về sinh nở) cho biết có đến 33% các mẹ nói rằng không những họ đi nặng trong lúc sinh mà họ còn không có tâm trí nào để quan tâm đến việc đó nữa.
Sự thật là, giữa nỗi đau và áp lực bạn phải chịu đựng, sự cổ vũ từ đội ngũ bác sĩ y tá, và quan trọng là tập trung hết sức lực để sinh con, thì bạn chẳng còn tâm trí đâu mà nghĩ đến chuyện kia đâu. Vậy nên, bạn chỉ cần chuẩn bị tinh thần với một chút hài hước là mọi chuyện sẽ ổn thôi.
Nhiều mẹ bầu lo lắng về việc phải sinh mổ.
Nỗi sợ của mẹ bầu: "Tôi rất sợ bị gây tê ngoài màng cứng. Tôi chẳng sợ gì thuốc đâu nhưng tôi sợ mũi kim đâm vào lưng mình".
Thực tế: Bạn có thể sẽ thấy những câu chuyện về gây tê ngoài màng cứng rất đáng sợ. Trong khi một số mẹ cảm thấy đau khi mũi tiêm cắm vào người là một cơn ác mộng thì một số mẹ khác lại thấy "cũng bình thường thôi". Vì mũi kim ở sau lưng nên bạn sẽ không nhìn thấy nó, và nếu không ai đứng mô tả nó lại cho bạn thì bạn sẽ ổn thôi. Và trước khi đưa mũi tiêm vào người bác sĩ cũng sẽ thoa một số chất khử trùng lên da để giúp bạn bớt đau.
7. Bị rạch âm hộ
Nỗi sợ của mẹ bầu: "Tôi sợ sẽ bị rạch âm hộ. Nghĩ đến là tôi đã thấy phát hoảng rồi."
Thực tế: Một số ca sinh sẽ yêu cầu phải rạch âm hộ. Tuy nhiên nó không quá kinh khủng như bạn nghĩ đâu. Việc rạch âm hộ có hai loại phổ biến: cấp độ 1 và cấp độ 2. Ở cấp độ 1 (rạch trên bề mặt), bác sĩ chỉ rạch một đường rất nhỏ và chỉ cần vài mũi khâu. Ở cấp độ 2, vết rạch sẽ sâu hơn một chút, đến các cơ dưới da. Còn cấp độ 3, 4 chỉ xảy ra ở 4% ca sinh thôi nên bạn có thể thở phào nhẹ nhõm rồi. Nếu bạn còn gì còn chưa rõ, đừng ngại hỏi bác sĩ của mình. Ngoài ra bạn hãy chăm chỉ tập luyện và mát-xa để ca sinh có thể diễn ra suôn sẻ.
Các mẹ hãy chăm chỉ tập luyện để ca sinh có thể diễn ra suôn sẻ.
9. Ca sinh kéo dài như vô tận
Nỗi sợ của mẹ bầu: "Tôi đã được nghe những câu chuyện về những ca sinh kéo dài suốt hàng tiếng đồng hồ, thậm chí gần hết một ngày. Tôi không biết nếu tôi vào trường hợp ý, tôi có chịu nổi không."
Thực tế: Chắc chắn một điều là dù thực tế ca sinh có kéo dài hay không thì mẹ bầu cũng sẽ có cảm giác vậy. Tuy nhiên, chẳng có ca sinh nào kéo dài mãi mãi đâu. Như đã để cập ở trên, thời gian từ lúc bạn có những cơn co thắt tử cung đến khi để kéo dàu trung bình tám tiếng, vậy nên khả năng quá thời gian đó là rất ít. Và hãy nhớ một điều rằng, những cơn đau sẽ không kéo dài liên tục mà là đau ngắt quãng. Thêm vào đó, những phương pháp tiên tiến sẽ giúp cơn đau giảm đi đáng kể, vậy nên hãy tìm hiểu kĩ về những phương pháp này trước khi sinh.
9. Biến chứng khi sinh
Nỗi sợ của mẹ bầu: "Nỗi lo lớn nhất của tôi là sẽ có điều gì bất trắc xảy ra".
Thực tế: Nỗi sợ những biến chứng không lường trước xảy ra khi sinh là rất thực tế. Hàng trăm khả năng có thể xảy ra và khiến cho ca sinh không được suôn sẻ - như vị trí của em bé bị ngược hay những cơn co thắt của bạn chưa đủ mạnh để đẩy em bé ra. Nhưng những trường hợp này hầu hết là sẽ được chuyển sang sinh mổ, chứ không có nghĩa là con bạn gặp nguy hiểm.
Vì hầu hết các kịch bản này sẽ đều được phát hiện từ khi bạn mang thai. Ví dụ, bác sĩ sẽ biết được vị trí của bé trong vài tuần trước ngày dự sinh. Mọi thứ đều có thể trong tầm kiểm soát vậy nên hãy làm giúp con bạn một điều, đó là đừng quá căng thẳng, vì em bé sẽ cảm nhận được hết những điều đó đấy.
Vì hầu hết các kịch bản này sẽ đều được phát hiện từ khi bạn mang thai. Ví dụ, bác sĩ sẽ biết được vị trí của bé trong vài tuần trước ngày dự sinh. Mọi thứ đều có thể trong tầm kiểm soát vậy nên hãy làm giúp con bạn một điều, đó là đừng quá căng thẳng, vì em bé sẽ cảm nhận được hết những điều đó đấy.
(Nguồn: Kaitlin Stanford - thebump.com)