mang thai đứa thứ nhất hay đến lần thứ 3, mẹ bầu nào cũng mong muốn có thể cảm nhận được những cú đạp của sinh linh bé nhỏ trong bụng. Đó là một dấu hiệu cho thấy em bé đáng phát triển bình thường và khỏe mạnh. Thế nhưng, bạn có biết rằng không phải lúc nào bạn cảm giác bé đạp đều là thật, vì em bé còn thực hiện các chuyển động khác trong bụng mẹ, như di chuyển tay, thậm chí là lộn nhào.

1. Khi nào tôi có thể cảm nhận được những cú đạp của em bé?

Đối với những người mang thai lần đầu, mẹ có thể nhận ra những chuyển động đầu tiên của em bé vào cuối tuần thứ 24 của thai kì. Thực tế, thai nhi đã chuyển động từ trước đó rất lâu, nhưng hầu như mẹ bầu không hề nhận ra điều đó. Khi mới thụ thai, những chuyển động không quá rõ ràng, thậm chí nhiều mẹ còn nghĩ đó chỉ là một cơn gió thổi qua mà thôi. Những mẹ bầu mang thai lần 2 hoặc lần 3 có thể nhận ra những chuyển động sớm hơn rất nhiều, có thể là từ tuần thứ 12.

2. Tại sao thai nhi lại đạp?

Thai nhi chuyển động như một sự phản ứng đối với môi trường xung quanh  mình. Quá nhiều tiếng ồn, ánh sáng hoặc các loại thực phẩm mạnh có thể kích thích bé đạp và di chuyển. Chuyển động cũng là cách em bé thư giãn, thậm chí là đi vào giấc ngủ. Những mẹ bầu tham gia tập luyện một số môn thể thao thư giãn như yoga sẽ thấy em bé ít cử động hơn, vì khi đó, cơ thể người mẹ thư giãn với nhịp tim và nhịp thở thấp hơn có thể khiến em bé thư giãn và chuyển động ít hơn.
 

Các cử động là những thông tin đầu tiên bé truyền tới mẹ.

3. Bao nhiêu cú đạp là bình thường?

Số lượng trung bình rơi vào khoảng 15-20 cú đạp một ngày, bao gồm tất cả các chuyển động khác. Mỗi em bé đều khác nhau, có em bé ngủ cả ngày và thường chuyển động về đêm, có em bé lại chuyển động suốt cả ngày. Em bé ngủ và nghỉ trong bụng mẹ khoảng 17 giờ một ngày, vào những lúc bận rộn, có thể bạn sẽ không cảm nhận được sự chuyển động khi em bé thức dậy. Hầu hết các mẹ bầu đều có thể cảm nhận được sự di chuyển của thai nhi một cách rõ ràng sau khi ăn, sau khi hoạt động hoặc suốt buổi tối.

4. Khi nào tôi nên đếm những cú đạp của con?

Bạn đừng lo khi không cảm nhận được sự di chuyển của thai nhi trong chốc lát. Mỗi em bé có cách đạp khác nhau, thậm chí khi lớn hơn, em bé lại thay đổi tiếp. Dưới đây là một số dấu hiệu bạn nên đếm số cú đạp của thai nhi:

-  Cảm thấy ít hơn 10 cử động trong vòng 2 tiếng.

-  Giảm hoặc không cử động khi có các kích thích bên ngoài như tiếng ồn lớn, vỗ nhẹ vào bụng, giọng nói của bạn hay chồng bạn.

-  Giảm dần các chuyển động trong hơn 2 ngày liên tiếp.

5. Làm thế nào để có thể đếm những cú đạp?

Nếu bạn nghĩ rằng thai nhi đang cử động ít hơn bình thường, hãy ghi lại mọi chuyển động trong vòng 1 giờ sau đó. Hãy ngồi xuống, ăn nhẹ hay uống một cốc nước lạnh, nâng chân lên. Đồ uống lạnh hoặc lượng đường có trong đồ ăn vặt sẽ “đánh thức” em bé. Bạn sẽ cảm nhận thấy ít nhất 10 cử động trong hai giờ tiếp theo, nếu không, hãy gọi điện và hỏi ý kiến bác sĩ của bạn.

6. Có phải em bé đạp ít đi là dấu hiệu bất thường nào đó?

Điều đó không phải lúc nào cũng là dấu hiệu có hại nào đó. Tuy nhiên, giảm cử động ở thai nhi có thể là dấu hiệu suy thai do thiếu dinh dưỡng và oxy. Bạn sẽ cần đến một xét nghiệm hoàn chỉnh để biết chính xác nguyên nhân vì sao cử động của em bé lại giảm, bao gồm kiểm tra lượng máu của nhau thai và sức khỏe của em bé, cách em bé phản ứng với các kích thích. Bác sĩ chuyên khoa sẽ có những giải pháp cho trường hợp của bạn, ví dụ như sinh sớm để tránh các biến chứng.
 
Khi bạn cảm thấy những cú đạp ít đi, cần theo dõi thật kĩ và hỏi ý kiến bác sĩ.
 
7. Tôi có nên đếm cử động của thai mỗi ngày?

Nếu bạn không ở trong một thời kì mang thai với nhiều nguy cơ thì việc đếm số chuyển động của em bé trong bụng mẹ là không quá cần thiết. Nếu bác sĩ khuyên bạn nên theo những cú đạp này, bạn có thể đếm chúng vào một số thời điểm nhất định trong ngày, ví dụ như sau bữa ăn.

8. Tại sao em bé cử động ít đi sau 36 tuần?

Em bé luôn cử động trong suốt thai kì, nhưng sau 36 tuần, khi em bé lớn hơn, nó sẽ có ít không gian cho những chuyển động lớn như đạp hay xoay mình. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ cảm thấy em bé ít chuyển động hơn - em bé vẫn sẽ sử dụng bàn tay của mình để khám phá khuôn mặt và cơ thể mình, “chơi” với dây rốn, và cố gắng duỗi người trong môi trường chật hẹp. Chuyển động thường xuyên và nhịp nhàng có thể cho biết em bé của bạn bị nấc - một số em bé bị nấc cục tại một số thời điểm trong ngày. 

9. Những cú đạp có dự đoán về các hành vi của đứa trẻ trong tương lai?

Một số người tin rằng, những em bé đạp cả ngày trong bụng mẹ có xu hướng biết đi nhanh hơn trong một vài năm tới và ngược lại. Tiến sĩ Jane DiPietro, đại học John Hopkins đã theo dõi hoạt động của thai nhi của hơn 50 em bé, sau đó theo dõi hành vi ở một đến hai năm tuổi. Các kết quả có vẻ cho thấy một sự liên kết giữa chuyển động trong tử cung và hành vi trong những năm đầu đời, liên quan đến việc kiểm soát xung động, ức chế và tự điều chỉnh. 

(Nguồn: Bellybelly)